1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Lưu ý về các dạng trầm cảm sau sinh phổ biến

0

Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh về tâm lý mà nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vậy có những dạng trầm cảm sau sinh phổ biến nào?

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau khi sinh là căn bệnh tâm lý, gây ra những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán, lo âu và tuyệt vọng. Trầm cảm sau sinh có thể ở dạng nhẹ vừa và nặng, có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Bệnh có thể được phát hiện sớm, điều trị thông qua tư vấn tâm lý hoặc thuốc hoặc phòng ngừa. 

Sau sinh, phụ nữ có sự thay đổi đột ngột nội tiết tố, dễ ảnh hưởng tới tâm lý. Ngoài ra, tất cả các cơ quan cũng biến đổi như máu, hệ miễn dịch, huyết áp… mà cơ thể chưa thích nghi kịp thời cũng làm ảnh hưởng tới bất ổn cảm xúc. Bệnh càng trở nên trầm trọng khi người mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé, gia đình mâu thuẫn, khó khăn tài chính… nên không để tâm tới dấu hiệu khởi phát của trầm cảm. Đặc biệt, nếu gia đình từng có người bị trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Các dạng trầm cảm sau sinh phổ biến

Bác sĩ – Giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, trầm cảm sau sinh hiện nay được chia thành 3 dạng đó là:

Hội chứng Baby Blues: Đây là chứng trầm cảm sau sinh thông thường mà hầu hết phụ nữ đều gặp sau khi sinh con. Lúc này, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị giảm đột ngột và các hormones tuyến giáp cũng suy giảm rất nhiều nên thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm. Những dấu hiệu bệnh lý của chứng baby blues sẽ tự động biến mất sau từ 1 – 3 tuần nên các bà mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, các gia đình cũng cần quan tâm, chăm sóc người bệnh một cách chu đáo, bản thân người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vận động thể chất thường xuyên để tránh bệnh tình biến chuyển xấu.

Hội chứng trầm cảm sau sinh (PPD): Tình trạng này cũng khá tương tự như chứng Baby Blues nhưng các triệu chứng sẽ nặng hơn rất nhiều. Nếu kéo dài quá lâu, người mẹ sẽ trở nặng hơn rất nhiều và khó điều trị. Với hội chứng PPD, người mẹ chỉ cần áp dụng một số phương pháp điều trị nhẹ nhàng như tâm lý trị liệu hay uống thuốc. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải đến cơ sở y tế thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tự điều trị tại nhà để tránh trường hợp không mong muốn.

Rối loạn tâm thần sau sinh: Rối loạn tâm thần sau sinh là hội chứng nặng nề nhất và có thể gây nguy hiểm cho cả bà mẹ lẫn trẻ nhỏ. Dạng bệnh lý này có diễn biến rất nhanh, trong 3 tháng đầu dường như người bệnh không có nhiều biểu hiện bệnh lý rõ ràng. Nhưng khi bệnh lý thật sự bùng phát sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh như thế nào?

Trong những giai đoạn đầu của bệnh lý, các triệu chứng bệnh sẽ không có nhiều biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên bệnh lý vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu với sức khỏe con người. Đa số những người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân chỉ có thể phát hiện và can thiệp điều trị khi chứng trầm cảm sau sinh đã trở nặng.

Để sớm nhận biết và kịp thời điều trị, dưới đây là một số biểu hiện của trầm cảm sau sinh mà bạn có thể tự nhận biết tại nhà như:

  • Người mẹ thay đổi cảm xúc thất thường, dễ cáu gắt.
  • Luôn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi hầu hết cả ngày.
  • Luôn có cảm giác khó thở như bị một thứ gì đó đè chặt.
  • Người mẹ luôn lo lắng và có nhiều cảm xúc bồn chồn, bất an.
  • Luôn muốn ở một mình và từ chối giao tiếp với những người xung quanh.
  • Trí nhớ kém, không thể tập trung làm tốt việc gì.
  • Nhiều khi khóc và cáu giận một cách vô cơ.
  • Luôn cảm thấy chán ăn.
  • Cơ thể mất dần năng lượng (dấu hiệu suy nhược cơ thể)

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, hiện nay có khoảng 80% thai phụ phải trải qua tình trạng rối loạn tâm lý sau sinh. Một số trường hợp các triệu chứng bệnh lý sẽ tự kết thúc sau khoảng 1 – 2 tuần. Nếu như những tình trạng này kéo dài hơn thì có thể đây là chứng trầm cảm hậu thai sản nguy hiểm và cần điều trị thật sớm.