1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Một số dấu hiệu mang thai thường gặp

0

Dấu hiệu mang thai là một thông tin mà rất nhiều chị em muốn biết. Đặc biệt là những người phụ nữ, những cặp vợ chồng đang mong muốn có con.

Mang thai là gì?

Kết quả của sự thụ tinh thành công chính là người phụ nữ sẽ mang thai. Trung bình, một thai kỳ đủ tháng kéo dài 40 tuần. Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho hay có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ được chẩn đoán mang thai sớm và chăm sóc trước khi sinh sẽ có nhiều khả năng mang thai khỏe mạnh và sinh ra một em bé khỏe mạnh.

Việc người phụ nữ nắm bắt những thông tin sẽ xảy ra khi mang thai đủ tháng là điều quan trọng để theo dõi cả sức khỏe của người mẹ và em bé. Nếu bạn muốn tránh thai, cũng có những hình thức ngừa thai hiệu quả mà nhiều người có thể áp dụng.

Khi mang thai, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu và triệu chứng trước khi thử thai. Những trường hợp khác sẽ có thể xuất hiện vài tuần sau đó, khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi.

Một số dấu hiệu mang thai thường gặp

Hiện tượng trễ kinh

Trễ kinh là một trong những triệu chứng sớm nhất của thai kỳ (và có thể là triệu chứng kinh điển nhất). Tuy nhiên, trễ kinh không nhất thiết có nghĩa là bạn đã mang thai. Đặc biệt nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có xu hướng không đều. Có nhiều tình trạng sức khỏe khác ngoài thai kỳ có thể gây ra hiện tượng trễ kinh hoặc tắt kinh.

Ngực căng và sưng

Đây là một trong những dấu hiệu có thai khá thường gặp. Những thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến ngực của người phụ nữ nhạy cảm và đau. Cảm giác khó chịu có thể sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể bạn thích nghi với những thay đổi nội tiết tố.

Buồn nôn và nôn

Tình trạng ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm, thường bắt đầu một tháng sau khi bạn mang thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn và nôn sớm hơn và một số không bao giờ cảm thấy nó. Mặc dù nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai không rõ ràng, nhưng các hormone thai kỳ có thể đóng một vai trò nhất định.

Buồn nôn khi mang thai

Bạn có thể thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai, khiến thận của bạn xử lý thêm nhiều dịch hơn. Từ đó, nước tiểu dồn nhiều hơn vào bàng quang khiến bạn cảm thấy thường xuyên mắc tiểu.

Mệt mỏi thường xuyên hơn

Mệt mỏi cũng thường xuất hiện trong số các triệu chứng ban đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi thường xuyên hơn.

Xuất huyết lượng ít

Một số phụ nữ có thể bị chảy máu nhẹ và ra máu trong thời kỳ đầu mang thai. Tình trạng chảy máu này thường là kết quả của sự xâm nhập của hợp tử vào tử cung. Sự xâm nhập này thường xảy ra từ một đến hai tuần sau khi thụ tinh.

Tâm trạng thay đổi

Sự tăng cao đột ngột của các hormone trong cơ thể bạn trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn thay đổi tâm trạng. Điển hình đó là những bạn nữ sẽ dễ xúc động và khóc bất thường. Tính khí thất thường cũng rất phổ biến.

Đầy hơi

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn bị đầy hơi. Bạn sẽ có cảm giác chướng bụng và ậm ạch ở bụng như ăn không tiêu. Cảm giác này tương tự như cảm giác khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Táo bón

Sự thay đổi nội tiết tố khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, có thể dẫn đến táo bón. Một nguyên nhân khác nữa là do tử cung to dần lên để thích ứng với sự có mặt của thai và để nuôi dưỡng thai. Sự to lên của tử cung sẽ chèn ép vào đại trực tràng gây nên tình trạng táo bón khi có thai.

Thay đổi thói quen ăn uống

Khi mang thai, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi của các loại thức ăn. Đồng thời, vị giác của bạn có thể thay đổi ít nhiều. Giống như hầu hết các triệu chứng khác của thai kỳ, những sở thích ăn uống này có thể phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố. Bạn có thể thèm ăn một số món nào đó, hoặc cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi của một vài loại thức ăn.

Tình trạng đau lưng

Nội tiết tố và căng thẳng lên các cơ là nguyên nhân lớn nhất gây đau lưng trong thời kỳ đầu mang thai. Sau đó, trọng lượng tăng lên và trọng tâm bị thay đổi có thể làm bạn đau lưng. Khoảng một nửa số phụ nữ Mang Thai cho biết họ bị đau lưng khi mang thai.

Thiếu máu

Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị thiếu máu nếu không ăn uống đầy đủ. Tình trạng thiếu máu sẽ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, da xanh xao,… Tình trạng này có thể dẫn đến sinh non và sinh con nhẹ cân.

Nổi mụn có phải dấu hiệu mang thai?

Do sự gia tăng nội tiết tố androgen, nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá trong thời kỳ đầu mang thai. Những hormone này có thể làm cho da của bạn tiết dầu hơn, có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Trên thực tế, hơn một nửa số người mang thai có thể bị mụn trứng cá. Trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ trở nặng. Song bạn cũng đừng quá lo bởi mụn trứng cá khi mang thai thường chỉ là tạm thời và hết sau khi sinh em bé.

Những dấu hiệu mang thai chắc chắn nhất

Những dấu hiệu mang thai nói trên không phải chỉ có ở thai kỳ. Một số có thể xảy ra khi bạn đang bị ốm hoặc sắp bắt đầu có kinh. Tương tự như vậy, bạn có thể mang thai mà không gặp phải nhiều triệu chứng như thế này.

Tuy nhiên, nếu bạn bị trễ kinh và nhận thấy một số dấu hiệu hoặc triệu chứng nói trên, bạn hãy chú ý các dấu hiệu sau:

Thử thai tại nhà bằng que thử thai cho kết quả dương tính.

Đến cơ sở y tế có siêu âm sản khoa để xác định sự có mặt của thai nhi trong bụng.

Que thử thai cho kết quả dương tính

Que thử thai cho kết quả dương tính là dấu hiệu mang thai rõ rệt nhất

Hy vọng với những chia sẽ Bác Sĩ giảng viên Cao Đẳng Y Dược qua bài viết trên bạn đọc nhất là chị em phụ nữ sẽ biết được những dấu hiệu mang thai thường gặp. Từ đó, các bạn sẽ có kế hoạch mang thai thật chu đáo. Mục đích là để đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi trong bụng.