1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 4,75 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà khi từ viện về

0

Khi trẻ đã đưa từ bệnh viện về nhà, việc chăm sóc trẻ có thể sẽ trở nên khó khăn và nhiều hơn vì lúc bấy giờ mẹ không còn sự trợ giúp của bác sĩ, y tá, bạn bè và người thân. Tuy nhiên, dưới đây là một số bí quyết giúp việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

Giảng viên khoa điều dưỡng Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết việc chăm sóc đúng cách, đầy đủ cho trẻ sơ sinh không chỉ bắt đầu sau sinh mà cha mẹ cần chuẩn bị mọi mặt từ giai đoạn trước sinh, đặc biệt về mặt kiến thức và tâm lý. Với người mẹ sinh con lần đầu, hẳn còn nhiều bỡ ngỡ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào cho đúng.

Kiên trì, nhẫn nại

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh là sự kiên trì và nhẫn nại. Thời gian đầu sau sinh, bạn sẽ thấy trẻ không có bất kỳ hành động nào ngoài ăn, ngủ và đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bé có thể thường xuyên quấy khóc khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn chán khi chăm sóc bé. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé, mẹ nên kiên trì và nhẫn nại khi chăm sóc bé. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ và gắn kết tình cảm giữa 2 mẹ con. Ngoài ra, việc chăm sóc cẩn thận cho bé sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bé và giúp bé được điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Tốc độ phát triển của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó, mẹ không nên so sánh hoặc quá nóng vội khi thấy trẻ không có sự thay đổi rõ rệt. Nếu mẹ quá lo lắng khi bé không có thay đổi nhiều và cảm thấy tốc độ phát triển của bé chậm hơn bình thường, mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé.

Tắm cho bé

Việc tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ có tác dụng loại bỏ các bụi bẩn cho trẻ mà còn có tác dụng hỗ trợ hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và lưu thông máu cho bé. Tuy nhiên, quá trình tắm cần được thực hiện đúng cách, đúng quy trình.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nhất thiết phải tắm cho bé hằng ngày, và cần tắm trong một khoảng thời gian ngắn, thường khoảng 5 phút.

Cho bé ăn đủ no

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bởi đây là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ. Tùy vào từng giai đoạn và nhu cầu của mỗi bé mà trẻ sơ sinh sẽ cần lượng sữa khác nhau. Trung bình, trẻ sẽ cần được uống sữa sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần bú kéo dài khoảng 10 đến 15 phút mỗi bên vú.

Khi bé đói hay ăn chưa đủ nó, bé có thể thông báo cho mẹ biết bằng cách khóc, mút ngón tay, chép miệng liên tục, thường xuyên ngọ nguậy,… Tuy nhiên, trẻ có thể cần được đánh thức một vài lần để đảm bảo được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu khi bé đã được ăn no và các dấu hiệu bé đói để cân  chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé phù hợp. Nếu bé thường xuyên cần được đánh thức để cho ăn hay có biểu hiện chán ăn, dễ bị nôn, mẹ cần cho bé gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Cho bé ngủ đủ giấc

Trẻ sơ sinh thường sẽ cần đến khoảng 12 tuần và sự giúp đỡ của mẹ để xây dựng thói quen ngủ một cách hợp lý. Do đó, trong thời gian đầu, bé sẽ không có một thói quen ngủ đều đặn. Điều này được lý giải rằng bởi vì bé cần thời gian để thích nghi với môi trường bên ngoài và tập trung cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé sẽ bị chia nhỏ ra và chúng cần được cho ăn sau khoảng 2 đến 3 giờ đối với trẻ được cho uống sữa mẹ và khoảng 3 đến 4 giờ đối với trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

Các giấc ngủ của bé vào ban ngày sẽ dần được giảm đi khi trẻ lớn lên, nhất là trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Bên cạnh đó, các giấc ngủ vào ban đêm sẽ kéo dài từ 6 đến 8 giờ khi trẻ đã được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, chu kỳ giấc ngủ của mỗi trẻ có thể khác nhau, mẹ không nên quá lo lắng nếu sức khỏe của bé vẫn khỏe mạnh và có vẻ vẫn đang tăng cân đều.

Tập cho bé nằm sấp

Để kích thích khả năng vận động của bé, mẹ nên cho bé tập nằm sấp có giám sát và dần kéo dài thời gian này. Lúc bắt đầu, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp trong vài giây và sau đó là nâng dần lên vài phút, dần đến 15, 20 phút mỗi lần. Những buổi tập đầu, mẹ có thể hỗ trợ đỡ phần đầu cho bé nhưng về sau, bé sẽ tự tập để nâng đầu của mình lên.

Chăm sóc khi trẻ quấy khóc

Thực tế, khóc được xem là một phương tiện để bé thông báo cho bé những nhu cầu và cảm giác của bé trong những ngày đầu. Khi trẻ khóc, mẹ có thể thử một số biện pháp sau để dỗ dành bé:

Trẻ có thể đang đói và muốn được ăn, mẹ nên cho bé bú;

Bé vừa đi vệ sinh, mẹ cần thay tã cho bé;

Bé có thể bị thức giấc bở tiếng ồn,… mẹ có thể đặt bé trong nôi hoặc ôm con, hát ru và di chuyển nhẹ nhàng;

Cho trẻ tắm nước ấm;

Cho bé nghe những giai điệu ngọt ngào, nhẹ nhàng, tiếng lục lạc,…

Vuốt lưng trẻ nhẹ nhàng, massage cho bé;

Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu dụng để Chăm Sóc Sức Khỏe cho bé tốt nhất. Nếu đã thực hiện những cách thông thường mà bé vẫn liên tục khóc, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.