1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ em

0

Sốt xuất huyết là bệnh virut do muỗi truyền, bệnh giống như cúm nặng, đôi khi gây ra biến chứng nguy hiểm tiềm tàng gọi là bệnh sốt xuất huyết nặng.

Trường Cao Đẳng Dược Tp hcm lưu ý triệu chứng bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn sốt

Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt sau thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 4 đến 10 ngày, sau khi bị muỗi truyền mầm bệnh. Người bệnh có thể sốt cao đột ngột hoặc liên tục, khó hạ sốt. Kèm theo sốt là một loạt biểu hiện như:

Đau đầu, nhức hai bên hốc mắt.

Phát ban, nổi mẩn, da có hiện tượng xung huyết.

Chán ăn, buồn nôn, đau cơ khớp,…

Ở giai đoạn này, các dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường nên hay bị bỏ qua. Điều này khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong công tác chữa trị. Trong tình hình sốt xuất huyết đang lây lan mạnh, bạn không nên chủ quan khi thấy các dấu hiệu sốt ở trẻ.

Giai đoạn nguy hiểm

Ở giai đoạn nguy hiểm (thường vào ngày 3 – 7 của bệnh), bệnh nhân có thể đã giảm sốt. Nhưng không có nghĩa là đã hồi phục. Cần phải đặc biệt theo dõi các triệu chứng của sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng.

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sau:

Đau bụng nhiều: đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan.

Gan to dưới bờ sườn, có thể đau.Vật vã, lừ đừ, li bì.Nôn ói.

Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 – 48 giờ).

Người bệnh có thể xuất huyết dưới da như xuất hiện các chấm xuất huyết hay mảng bầm tím; thường xuất hiện nhiều ở cẳng chân, cánh tay, phần bụng, đùi, mạng sườn. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu lợi, tiểu ra máu, hiện tượng kinh nguyệt sớm, rong kinh. Xuất huyết nội tạng chẳng hạn như xuất huyết phổi, xuất huyết não,…

Trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim.

Trong giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc sát, phát hiện các dấu hiệu nặng để kịp thời điều trị.

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn hồi phục thường vào ngày 7 – 10 của bệnh. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như:

Hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều.

Có thể phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da.

Nhịp tim có thể chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền.

Lưu ý ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc đúng cách.

Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Ban tư vấn y dược – Cao Đẳng Dược Tp hcm cho biết chưa nghiên cứu ra thuốc đặc trị để điều trị sốt xuất huyết. Do đó, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bạn chỉ chăm sóc hỗ trợ đơn giản bằng truyền dịch, hạ nhiệt độ cho trẻ. Không cần dùng kháng sinh để điều trị virus này.

Bạn nên giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống. Nhiệt độ cao có thể nguy hiểm và gây co giật ở trẻ nhỏ, gọi là co giật do sốt. Để hạ sốt xuống dưới 39°C, bạn nên dùng khăn thấm nước nhẹ nhàng lau người cho trẻ và cho uống paracetamol. Tránh một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, NSAID (ibuprofen) có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiểu cầu và cũng gây viêm dạ dày dẫn đến chảy máu. Ngoài ra, cho trẻ sử dụng aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ.

Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ bằng truyền dịch, đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước nhất có thể. Nếu trẻ không thể uống đủ nước hoặc sốt quá cao, bị sốc thì trẻ có thể được truyền tĩnh mạch. Bạn nên giám sát chặt chẽ trong quá trình trẻ truyền dịch. Chỉ định truyền dịch khi trẻ gặp các vấn đề sau:

Trẻ không thể bù dịch bằng đường uống (nôn ói nhiều, không uống được,…).

Có dấu hiệu mất nước.Sốc.Toan máu.Cô đặc máu Hct tăng cao,…

Cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả

Vaccine

Ở các khu vực trên thế giới có bệnh sốt xuất huyết phổ biến, vaccine sốt xuất huyết Dengvaxia được chấp thuận cho những người từ 9 – 45 tuổi đã từng bị sốt xuất huyết ít nhất một lần. Vaccine này được tiêm ba liều trong suốt 12 tháng. Do đó, trẻ dưới 9 tuổi chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết.

Vaccine này chỉ được chấp thuận cho những người từng bị sốt xuất huyết hoặc đã xét nghiệm máu cho thấy trước đó đã nhiễm một trong các loại virus sốt xuất huyết – được gọi là nhạy cảm huyết thanh. Ở những người trước đây chưa bị sốt xuất huyết (âm tính), dùng vaccine chủng ngừa dường như làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng và nhập viện do sốt xuất huyết trong tương lai.

Để phòng chống sốt xuất huyết đảm bảo Sức Khỏe Trẻ Em, bạn nên cho hạn chế muỗi chích trẻ bằng cách:

Cho trẻ mặc quần áo che tay và chân.Dùng màn che xe đẩy và địu em bé.

Cho trẻ ngủ trong màn kể cả ngày và đêm.Khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho con bạn:

Luôn làm theo hướng dẫn trên nhãn.

Không sử dụng các sản phẩm có chứa dầu bạch đàn chanh (OLE) hoặc para-menthane-diol (PMD) cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Không bôi thuốc chống côn trùng vào tay, mắt, miệng, vết cắt hoặc vùng da bị kích ứng của trẻ.

Người lớn: Xịt thuốc chống côn trùng lên tay và sau đó thoa lên mặt của trẻ.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

Bạn có thể phòng chống sốt xuất huyết bằng cách loại bỏ các môi trường phát triển của muỗi xung quanh trẻ:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước như thau, chum… để muỗi không có môi trường đẻ trứng.

Thả cá vào các dụng cụ chứa nước như giếng, chum, vại… để diệt lăng quăng/bọ gậy.

Làm sạch các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

Thu gom và hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh lu vỡ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, .. Dọn vệ sinh môi trường xung quanh nhà, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Bỏ dầu hoặc muối vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát. Thường xuyên thay nước bình hoa trong nhà.