Lượng nước ối thấp trong thai kì ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi khiến mẹ bầu gặp phải nguy cơ sinh non và biến chứng nguy hiểm.
- Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ
- Bí quyết sản phụ chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
- Giúp con thông minh nhờ đọc sách mỗi ngày
Lượng nước ối trong thai kì thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi
Theo Y học cổ truyền, nước ối có cấu tạo gồm nước, dưỡng chất, hormone và các kháng thể chống lại bệnh nhiễm trùng. Trung bình nước ối thai phụ trước ngày em bé chào đời là khoảng 2,8 lít. Nếu ít hơn lượng nước này, mẹ bầu sẽ dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí phải sinh non hơn dự kiến.
Tại sao nước ối lại vô cùng quan trọng với thai nhi và mẹ bầu?
Nước ối đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai của người mẹ. Nó hoạt động như một tấm nệm đỡ, ngăn ngừa mọi chấn thương hoặc tác động có thể xảy ra với em bé. Đồng thời, nước ấm còn có vai trò giữ ấm cho thai nhi để bé có thể tự do di chuyển trong khi vẫn đảm bảo dây rốn không bị siết chặt hoặc đè nén.
Ngoài ra, nước ối thậm chí còn giúp thai nhi thực hành động tác hít thở, góp phần quan trọng vào sự phát triển của phổi, hệ hô hấp và hình thành hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị ít nước ối
- Đa số những mẹ bầu bắt đầu cạn ối vào độ tuổi thai từ 36 – 42 tuần tuổi vì lúc này thai nhi đã lớn, để không bị ngạt thở thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ để lấy thai nhi.
- Mực nước ối dưới 500ml, bụng nhỏ hơn tuổi thai sẽ ảnh hưởng đến xương và các cơ quan khác của bé.
- Bề cao của tử cung chậm phát triển, cảm giác phần thai nhi sát vào thành bụng dẫn đến hiện tượng rò rỉ và vỡ túi ối.
- Siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định mức ối của mẹ và đưa ra kết quả mức ối nằm trong khoảng thấp, trung bình hoặc là bình thường.
Siêu âm sẽ giúp Bác sĩ xác định được mức nước ối của mẹ
Nguyên nhân khiến lượng nước ối thấp
Nước ối thấp thường gặp vào giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như nước ối bị nhiễm khuẩn, túi ối bị rách gây ra hiện tượng rò rỉ dưới dạng dịch tiết ra bên ngoài cơ thể người mẹ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các nguyên nhân gián tiếp khác gây ra lượng nước ối thấp bao gồm khiếm khuyết ống tiểu ở thận ở thai nhi hay tình trạng nhau thai bị đứt khiến em bé không được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình tái tạo nước ối của bé. Nếu tình trạng sức khỏe của người mẹ không ổn định, mắc các bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thì nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu nước ối rất cao.
Các biến chứng nguy hiểm khi mẹ bầu bị nước ối thấp
Theo các chuyên gia chương trình Sức khỏe mẹ và bé, lượng nước ối thấp có thể dẫn tới nhiều rắc rối cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu có thể buộc phải sinh sớm hơn dự kiến.
Lượng nước ối thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như hình thành các khuyết tật bẩm sinh, loạn sản khớp háng và chân tay bé cũng không phát triển lành lặn như người bình thường do bị chèn ép quá lớn trong tử cung.
Nước ối thấp có thể buộc mẹ phải sinh non
Với người mẹ, tình trạng nước ối thấp có thể buộc người mẹ phải chuyển dạ sinh non, mổ trực tiếp lấy thai vì trẻ có nguy cơ bị ngạt thở do thiếu oxy. Nguy hiểm hơn nếu không kịp thời đưa trẻ ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng thai bị chết lưu và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ sau khi sinh.
Nguy cơ thiếu nước ối ở bà bầu gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, vì vậy khi gặp phải tình trạng này mẹ bầu cần để ý đến các dấu hiệu của cơ thể và sớm có phương pháp bổ sung nước ối hiệu quả cho thai nhi.
Những chia sẻ về tình trạng thiếu nước ối của bà bầu, đem lại cái nhìn khách quan về dấu hiệu, nguyên nhân và nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm cho thai phụ để mẹ bầu sớm có biện pháp phòng căn bệnh này.
Nguồn: trungcaphosinh.com