1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Sốt hậu sản là gì và có nguy hiểm đến tính mạng không?

0

Có rất nhiều hình thái dẫn đến sốt hậu sản và biến chứng này có thể gặp ở cả sản phụ sinh thường và sinh mổ nhưng phổ biến hơn ở sản phụ sinh mổ. Nên cần điều trị sớm khi bị sốt hậu sản.

Sốt hậu sản là gì và có nguy hiểm đến tính mạng không?
Sốt hậu sản là gì và có nguy hiểm đến tính mạng không?

Tình trạng sốt hậu sản là gì?

Sốt hậu sản là sốt từ trên 24 giờ sau sinh với thân nhiệt từ 38oC trở lên, do nhiều nguyên nhân khác nhau với mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Các trường hợp sốt sau đẻ không nên điều trị tại tuyến xã.

Sốt hậu sản do nguyên nhân nào gây nên ?

– Sốt do bệnh nội – ngoại khoa: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm bể thận cấp…), sốt rét, viêm phổi, thương hàn, viêm gan do virus…

– Sốt sau đẻ do các nguyên nhân tại vú: cương vú, viêm vú…

– Sốt sau đẻ do nhiễm khuẩn hậu sản:

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản (6 tuần lễ sau đẻ). Tác nhân gây bệnh thường là loại liên cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn, các loại vi khuẩn yếm khí… Vi khuẩn có thể lây từ tay của người hộ sinh, từ các dụng cụ đỡ đẻ, vệ sinh sau đẻ không tốt…

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vùng rau bám, vết rách của đường sinh dục khi đẻ hoặc do tiêm chích. Nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây viêm vùng chậu nếu không được điều trị thích đáng sẽ dẫn tới choáng nhiễm khuẩn, suy thận và có thể tử vong. Về lâu dài có bị viêm vùng chậu mãn tính, chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh.

Các yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hậu sản

Vỡ ối sớm (non), chuyển dạ kéo dài (hơn 24 giờ), khám âm đạo nhiều lần không đảm bảo vệ sinh, đỡ đẻ không vô khuẩn, chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau đẻ không tốt. Can thiệp vào buồng tử cung, âm đạo như đặt Forceps, giác hút, bóc rau, kiểm soát tử cung, sót rau, rách: âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, băng huyết. Mẹ bị bệnh trong khi mang thai như: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, tiểu đường, nhiễm độc thai, nhiễm khuẩn âm đạo…

Nên điều trị sốt hậu sản càng sớm càng tốt

Nhiễm khuẩn hậu sản phải được điều trị càng sớm càng tốt. Ngay cả khi được điều trị, nhiễm khuẩn vẫn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và chủ động phòng ngừa tích cực.

Nhiễm khuẩn hậu sản nếu không được điều trị thích đáng có thể lan từ tử cung vào ổ bụng, gây viêm vùng chậu mạn tính, chửa ngoài tử cung, vô sinh, nhiễm khuẩn có thể đi vào máu, gây choáng và tử vong.

Khi sản phụ có dấu hiệu sốt sau sinh cần phải đi khám ngay tại các chuyên khoa Phụ Sản gần nhất để được tìm nguyên nhân và điều trị.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh năm 2019
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh năm 2019

Lưu ý tránh các biến chứng sốt hậu sản sau khi sinh mổ

Để tránh gặp biến chứng sốt hậu sản sau khi sinh mổ, sản phụ cần lưu ý giữ gìn vết mổ để tránh bị nhiễm khuẩn và tránh cương vú, tắc sữa…

– Vết mổ là vết thương, do vậy cần giữ khô sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ sưng đỏ đau hoặc chảy dịch vàng là những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

– Để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản sau sinh mổ, sau khi sinh sản phụ không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái, trong ngày đầu tiên sau mổ. Sang đến ngày thứ 2 trở đi, nên ngồi dậy và đi lại.

– Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

– Nên mát-xa bụng (tránh vết mổ) mỗi ngày giúp cho tử cung co hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Cần cho bé bú sớm, động tác cho bú cũng làm tăng sự co hồi tử cung, tránh chảy máu sau sinh mổ.

– Sau khi sinh sang tuần thứ hai, thời gian này, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt.

– Đặc biệt không nên thoa các loại thuốc kháng sinh, hay đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ.

– Nếu thay băng vết thương cần phải sử dụng kĩ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô trùng.

– Rửa tay trước và sau khi thay băng và khi có bất kỳ tiếp xúc nào với vị trí vết mổ.

– Nếu có dấu hiệu sốt bất thường cần đưa sản phụ đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh