1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trĩ hậu sản các mẹ nên biết ?

0

Trĩ là một trong những căn bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Đa số người bệnh thường đi khám và điều trị rất muộn vì bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống không nhiều, và nó cũng thuộc chủ đề khá nhạy cảm.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trĩ hậu sản các mẹ nên biết ?
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trĩ hậu sản các mẹ nên biết ?

Nguyên nhân sau khi sinh các mẹ hay mắc bệnh trĩ

Một số nguyên nhân gây nên các biến chứng của trĩ hậu sản mà bạn nên biết:

– Sau khi sinh, tử cung mở to ra làm tăng áp lực khoang chậu, tĩnh mạch ở phần hậu môn bị sưng phù và gây ra bệnh trĩ.

– Trong quá trình sinh em bé, nếu mẹ bầu rặn không đúng cách thương sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng sẽ khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài

– Do thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như ít ăn rau (sợ nhiễm giun), uống ít nước (để sữa cho con bú không bị loãng)…

– Do thai phụ sau sinh thường xuyên đứng lâu, hoặc ngồi nhiều (ít thay đổi tư thế), ít đi lại vận động…

– Do các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung…

– Hiện tượng thai nhiều tháng cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên gây bệnh.

– Do bị viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản… làm tăng áp lực trong ổ bụng.

– Do bị táo bón kinh niên làm xuất hiện các búi trĩ.

Nếu phát hiện mình bị trĩ, bệnh nhân nên đến thăm khám bác sĩ kịp thời để tránh những biến chứng có hại. Đặc biệt, những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Liên thông Cao đẳng Hộ sinh trong bao lâu ?
Liên thông Cao đẳng Hộ sinh trong bao lâu ?

Những biến chứng của trĩ hậu sản các mẹ cần biết

Một số biến chứng của trĩ hậu sản nguy hiểm mà các mẹ không thể coi thường:

  • Tắc mạch trĩ ngoại

Tắc mạch trĩ ngoại là do các tĩnh mạch hậu môn bị vỡ tạo nên một bọc máu, hoặc do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu.

Một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng và dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám, vùng rìa hậu môn sẽ xuất hiện một khối sưng màu phớt xanh, sờ vào thấy căng và có kích thước như hạt đậu. Ở một số trường hợp, cục máu đông gây hoại tử phía trên da gây rỉ máu.

  • Tắc mạch trĩ nội

Tắc mạch trĩ nội ít gặp hơn so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu hậu môn và có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Cảm nhận rõ rệt có một cục cứng khi ấn tay vào thành trực tràng. Khi soi hậu môn thì thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó sẽ có một cục máu đông bật ra.

  • Trĩ sa nghẹt

Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ bị sa ra ngoài và thường không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng. Nghẹt có thể nghẹt một phần, nghẹt một nửa hay nghẹt toàn bộ chu vi hậu môn.

Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó và gần như không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng.do Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn, có thể gây nên hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn vùng hậu môn.

  • Bội nhiễm

Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các mẹ sau hậu sản cần chú ý tới. Khi bị chảy máu hậu môn và trĩ thòi ra bên ngoài quá lâu sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm. Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm tiếp theo của bệnh, bệnh nhân trĩ nên đối mặt và điều trị càng sớm càng tốt.

  • Viêm nhiễm khuẩn

Cũng như bội nhiễm, nếu không được vệ sinh sạch sẽ và điều trị bệnh kịp thời thì sẽ dễ dàng bị viêm nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn khi bị trĩ thường thể hiện tình trạng viêm khe, viêm nhú gây ra đau đớn trong sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.

  • Thiếu máu

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. Điều này gây nên sự mất máu sẽ làm cơ thể bệnh nhân bị thiếu sắt, và nếu chảy máu nhiều thì bệnh nhân trĩ có thể bị thiếu máu.

  • Chức năng hậu môn bị rối loạn

Nếu bị trĩ lâu ngày sẽ khiến chức năng của hậu môn bị rối loạn. Hậu môn có thể bị co lại khiến việc đi ngoài rất khó khăn, hay các cơ hậu môn bị xâm lấn làm cho bệnh nhân mất tự chủ trong việc đi đại tiện.

  • Gây các bệnh về da

Khi búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn, hậu môn sẽ tiết ra những dịch nhầy ra ngoài khiến cho da những vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đễn các bệnh về da.

  • Nhiễm trùng máu

Nếu bệnh trĩ đang ở giai đoạn ap–xe hậu môn thì khả năng gây ra nhiễm trùng máu rất cao. Ap- xe hậu môn sẽ làm chảy máu hậu môn, khi đó sẽ có nhiều độc tố và vi khuẩn xâm nhập dễ gây ra nhiễm trùng máu.

Bệnh trĩ rất có thể làm cho bệnh nhân nữ viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt ở phụ nữ sau hậu sản. Vì thế, phụ nữ trước khi mang thai phải đi khám bệnh trĩ để có quá trình mang thai khoẻ mạnh và đề phòng biến chứng của trĩ hậu sản kịp thời.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh