1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Điều dưỡng chia sẻ về chứng trầm cảm phụ nữ sau sinh hiện nay

0

Phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh là vết thương tâ, lý nặng nề, dai dẳng và có thể để lại nhiều hậu quả không thể lường trước.

Điều dưỡng chia sẻ về chứng trầm cảm phụ nữ sau sinh hiện nay

Điều dưỡng chia sẻ về chứng trầm cảm phụ nữ sau sinh hiện nay

Cùng tìm hiểu chứng trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc sau khi sinh. Là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh: Trầm cảm sau sinh có thể khiến mẹ sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, hoang tưởng và có những hành vi nguy hiểm. Nặng nề hơn những người bị trầm cảm sau sinh có suy nghĩ hay hành vi tự tử, một số khác có thể rối loạn tâm thần, luôn có những cảm giác bị hại nên tim cách trả thù hay đối phó. Đó là lý do dẫn đến những vụ án gây chấn động dư luận của những bà mẹ sau sinh thời gian gần đây.

Nguyên nhân nào gây trầm cảm sau sinh?

  • Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh con, các hormone estrogen và progesterone giảm đột ngột, các hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải và chán nản. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm sau sinh.
  • Khó khăn trong chăm sóc bé: Nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng trong việc chăm sóc bé từ đó stress, mất hứng thú và mất kiểm soát trong cuộc sống bản thân. Ngoài ra những mâu thuẫn trong gia đình về vấn đề chăm sóc trẻ, tài chính hay sự thiếu giúp đỡ của người thân cũng góp phần gây nên trầm cảm sau sinh.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị trầm cảm như mẹ, chị, cha thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

Cần nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm cảm sau sinh

Cần nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm cảm sau sinh

Dấu hiệu nhận biết sớm trầm cảm sau sinh

Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh như sau:

  • Suy nhược cơ thể: nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy đau khổ, vô vọng và tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày không rõ lý do nhưng đôi khi họ lại thấy bị gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này tăn dần khiến bà mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Lo lắng quá nhiều: Có thể là lo lắng cho con bạn, lo cho sức khỏe của bản thân hoặc cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà.
  • Hoảng hốt: Người mẹ có thể hoảng hốt đối với những tình huống hàng ngày và khó có thể bình tinh lại.
  • Căng thẳng: Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn.
  • Cảm giác bị ám ảnh: Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó.
  • Mất tập trung: Bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường.
  • Rối loạn giấc ngủ: Những bà mẹ bị trầm cảm thường rất khó ngủ. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm thỉnh thoảng có thể gặp ác mạng và không thể ngủ lại được.

Làm thế nào để tránh trầm cảm sau sinh?

  • Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh, bạn có thể hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống với thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu.
  • Không tự gây áp lực cho bản thân mình. Đừng bao giờ yêu cầu bản thân phải làm tất cả mọi thứ, điều chỉnh mong cầu của bạn, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì mà bạn có thể,
  • Hãy dành thời gian cho chính mình: Đừng bao giờ cảm hấy cả thế giới đang đổ hết lên đầu bạn, hãy dành thời gian cho bản thân. Có thể là mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt.
  • Tránh cô lập: Hãy nói chuyện với chồng, gia đình và bạn bè của bạn về những cảm xúc của bạn hoặc hỏi những bà mẹ khác về trải nghiêm của họ sau sinh. Nên nhớ đừng bao giờ cô lập mình bạn nhé!
  • Yêu cầu giúp đỡ: Nếu công việc chăm sóc bé là quá sức với bạn, bạn có thể mở lòng với những người thân và cho họ biết bạn cần giúp đỡ.

Khi nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên đến bác sĩ càng sớm, càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ về nhà, không nên chịu một mình để tránh những hậu quả khó lường xảy ra.

Nguồn: Trung cấp hộ sinh