Suy hô hấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ phải đối mặt với nguy hiểm, dưới đây là những lưu ý cha mẹ cần phải tìm hiểu khi trẻ bị suy hô hấp.
- Khi mang thai bà bầu có nên ăn táo không?
- Những thực phẩm giàu canxi cho bé ăn dặm tốt cho sự phát triển chiều cao
- Khi mang bầu có nên ăn lá tía tô không?
Cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bị suy hô hấp?
Triệu chứng của trẻ khi bị suy hô hấp
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi mắc bệnh suy hô hấp, trẻ sẽ có một số biểu hiện bất thường dưới đây:
- Trẻ bị rối loạn nhịp thở, thở nông, nhanh, không đều, nhịp thở trên 60 lần/phút.
- Da toàn thân hoặc quanh môi và tứ chi của trẻ trở nên tím tái khác thường.
- Trẻ bị khó thở, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, xương ức bị lõm, cánh mũi phập phồng, thở có tiếng rên.
Suy hô hấp khiến cho quá trình hô hấp của trẻ bị rối loạn, lượng dưỡng khí cung cấp cho quá trình chuyển hóa khoáng chất, lưu thông máu lên não, tim bị thiếu thốn nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao.
Cha mẹ hãy nên lưu ý khi chăm sóc cho con dù là việc nhỏ nhất
Cách chăm sóc trẻ khi mắc suy hô hấp
Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược mỗi vết trầy xước, tổn thương dù rất nhỏ của con cũng khiến các đấng sinh thành bất an, lo lắng. Do đó, khi nhìn thấy con phải đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm như suy hô hấp, bố mẹ nào cũng cảm thấy hoang mang, không biết nên làm gì, thậm chí không đủ tính táo để suy xét điều gì nên làm, điều gì không nên làm, vô tình đẩy con vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Do đó, để hạn chế tối đa trường hợp bé phải đối mặt với nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp:
- Thường xuyên quan sát, theo dõi trẻ sát sao nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về hô hấp.
- Nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, điều trị nếu nghi ngờ trẻ bị suy hô hấp.
- Trong lúc đưa trẻ tới bệnh viện, bố mẹ có thể thực hiện một số thao tác đơn giản để giúp trẻ dễ thở hơn như: Hút đờm, thông họng, nới rộng tã, quần áo để trẻ dễ thở, ủ ấm cho trẻ bằng chăn, túi nước ấm, bế bé ở tư thế đầu cao, hơi ngửa cổ để bé dễ thở, búng nhẹ ở gót chân hoặc xoa nhẹ vùng ngực để kích thích trẻ thở.
- Cho trẻ ăn bằng miệng, chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn uống chậm rãi.
- Không được cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa Glucose có thể gây tăng lượng CO2 trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Suy hô hấp là bệnh lý nguy hiểm mà bố mẹ nào cũng không thể coi thường nếu trẻ có các dấu hiệu liên quan. Để hạn chế tối đa những tổn thương có thể xảy ra với “thiên thần bé nhỏ” của mình, bố mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, tiêm phòng theo đúng lịch trình, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của trẻ và tìm hiểu chi tiết các phương thức chăm sóc trẻ nhỏ khoa học, từ đó có hướng nuôi dưỡng con chu đáo và khỏe mạnh.
Nguồn: Trung cấp Hộ sinh