1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Mách mẹ cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

0

Hiểu về nguyên nhân cũng như các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ em, mẹ sẽ có kế hoạch phòng ngừa và điều trị bệnh để giúp trẻ có được đôi mắt luôn khỏe mạnh.

hinh-2

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em tuy dễ lây lan thành dịch nhưng không nguy hiểm, ít để lại biến chứng. Bệnh thường tự hết sau một tuần, không để lại di chứng.

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bệnh mắt đỏ

Sức đề kháng của trẻ em kém, là đối tượng chính của những căn bệnh theo mùa như đau mắt đỏ, ngoài nguyên nhân chính là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bên cạnh đó, cũng có thể do môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… với người thân hoặc bạn bè đang bị bệnh.

Triệu chứng ban đầu dễ nhận thấy là trẻ bị ngứa, cộm, chói, đau nhứt, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều ghèn mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng sớm.

Bác sĩ Mai Thanh làm công tác ở bệnh viên vừa là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: Khi bị trẻ thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tuỳ vào tác nhân gây bệnh Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt, xuất huyết dưới kết mạc. Với trẻ bị nặng có thể bị sốt nóng nhẹ.

Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong 3 ngày đầu tiên sau đó giảm dần, đến khoảng 10 ngày bệnh sẽ khỏi và không để lại di chứng. Có rất ít các trường hợp trẻ có biến chứng viêm giác mạc.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

dau-mat-do (1)

Điều trị bệnh đau mắt đỏ và cách phòng bệnh ở trẻ em

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tư vấn:  Vì bệnh thường xảy ra dịch theo các mùa trong năm, bạn có thể chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em ngay trước thời điểm, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên:

• Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ.

• Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.

• Cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén,…

• Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn.

• Không cho trẻ dùng tay dụi mắt.

• Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.

• Đeo kính cho trẻ khi đi đường để tránh bụi.

• Cho trẻ tập luyện thể thao và ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.

Với trường hợp đã có dịch xảy ra, trẻ đã bị bệnh: Phải cách ly trẻ khỏi trường học, để trẻ nghỉ ngơi và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em tuy là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên để tránh những biến chứng hiếm khi bạn vẫn cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Nguồn: trungcaphosinh.com