Bí quyết giúp bé cả năm không ốm yếu là luôn cảnh giác với nhiệt độ của mẹ. Nữ hộ sinh khuyên mẹ cần giữ ấm cho bé ngay cả khi mùa nóng.
- Mách mẹ tăng cường hệ miễn dịch cho bé mùa nắng nóng
- Hướng dẫn cách tăng cường hệ miễn dịch cho bé mùa nắng nóng
- Con trai tôi bị tử kỷ – Lỗi là do tôi
Những vị trí quan trọng giữ ấm cho bé
Thông thường mà nói, nhiệt độ trong phòng trong những ngày nóng bức nên duy trì trong khoảng 24℃-26℃ là tốt nhất. Nếu bạn để nhiệt độ máy lạnh quá thấp thì nên thêm quần áo tương ứng để trẻ không bị lạnh. Tiêu chuẩn là làm sao cho trẻ luôn ấm mà vẫn không đổ mồ hôi là được. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý giữ ấm ba vị trí: đầu, bụng và chân cho trẻ.
Phần đầu của trẻ tản nhiệt nhanh, dạ dày và đường ruột rất yếu, còn tuần hoàn máu ở hai chân khá kém nên ba vị trí này dễ bị lạnh và rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Khi bị nhiễm lạnh, cơ thể trẻ dễ cảm mạo, thậm chí bị đau bụng, tiêu chảy v.v… Do đó, bạn nên chú ý lau khô mồ hôi ở đầu, trán, mặc quần áo kín bụng cho trẻ, hai chân nên mang vớ vừa phải và tuyệt đối không để máy lạnh hay quạt máy thổi thẳng vào trẻ.
Ngoài ra, giữ ấm cũng cần phải giữ ẩm. Máy lạnh khiến cho không khí trong phòng bị khô, bạn có thể đặt một chậu nước hoặc lắp thêm máy phun sương để đảm bảo độ ẩm cần thiết. Phòng của trẻ nên thông gió thoáng khí, có ánh nắng mặt trời chiếu vào và cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để cân bằng lượng nước và dinh dưỡng cần thiết.
Vừa giảm nóng vừa giữ ấm, nghe mâu thuẫn nhưng hoàn toàn cần thiết
Trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ do các cơ quan, tổ chức trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn toàn, trung khu điều tiết thân nhiệt chưa thành thục, làn da của trẻ lại non nớt mỏng manh, tản nhiệt nhiều hơn, sinh nhiệt ít hơn người lớn. Do đó nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp đều sẽ khiến cơ thể trẻ phản ứng trực tiếp và nhanh hơn.
Nhiệt độ môi trường quá cao: Nhiệt độ cao hoặc khi bạn cho trẻ mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến lượng mồ hôi ra nhiều. Nếu không kịp thời lau khô và thay quần áo sạch sẽ dễ sinh ra hiện tượng rôm sảy. Khi nhiệt lượng bên trong cơ thể không thể tản phát ra ngoài sẽ dẫn đến thân nhiệt tăng cao, gây thoát nước nhanh, nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt cao, co giật.
Nhiệt độ môi trường quá thấp: Khi nhiệt độ thấp hoặc bạn cho trẻ mặc quần áo quá mỏng manh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm và mắc các bệnh về dạ dày đường ruột. Vì vậy, cho dù thời tiết nóng bức, bạn cũng không được lơ là việc giữ ấm cần thiết cho trẻ. Người lớn cảm thấy nóng có thể bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp, uống đá lạnh, nếu cảm thấy lạnh thì lại mặc nhiều quần áo vào. Những hành động này nếu đem áp dụng với trẻ thì quả thật là “sự can thiệp thô bạo”. Bất cứ việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh và quá cách biệt đều khiến trẻ chịu không nổi. Do đó bạn cần thực hiện từ từ khi cho trẻ chuyển từ môi trường nhiệt độ này sang môi trường nhiệt độ khác.
Những lưu ý khác khi giữ ấm cho trẻ trong mùa nóng
Tắm nước ấm: Tắm nước lạnh sẽ dẫn đến các mạch máu dưới da bị co lại, gây tắc lỗ chân lông, mồ hôi không thoát ra được. Ngược lại nếu nước quá nóng sẽ gây kích thích cho da. Vì vậy, tốt nhất là tắm nước ấm để giúp trẻ vừa thoải mái vừa khỏe mạnh.
Thêm một chiếc áo khoác mỏng: Trời nóng, nơi nào cũng tận dụng sự mát mẻ của máy lạnh, quạt máy, để tránh việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, bạn nên mặc thêm vào cho trẻ một chiếc áo khoác mỏng để tránh cảm lạnh.
Rèn cho trẻ sức chịu lạnh: Có thể thông qua việc giảm bớt quần áo trên người, cho trẻ tắm nắng để nâng cao khả năng chịu lạnh ở trẻ. Tuy nhiên cần căn cứ tình hình sức khỏe thực tế của trẻ mà thực hiện, cho trẻ quá trình thích ứng dần dần, không thể nóng vội. Bình thường có thể xoa tay chân, cổ để trẻ cảm nhận được nóng lạnh.
Hạn chế đồ ăn thức uống đông lạnh: Thực phẩm lạnh sẽ gây kích thích dạ dày, đường ruột non yếu của trẻ, ảnh hưởng sự hấp thu thành phần dinh dưỡng. Vì vậy nên hạn chế, thậm chí là không cho trẻ dùng.
Theo emdep.vn