Là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, những người làm công tác Hộ sinh ngoài việc làm tốt công việc của mình thì cần phải biết những nhiệm vụ quyền hạn của nghề.
- Đào tạo trung cấp nữ hộ sinh năm 2017 đạt chuẩn Bộ Y tế
- Những điều cần biết về quy chế liên thông từ Trung cấp Hộ sinh lên Đại học Điều dưỡng 2017
- Trung cấp Hộ sinh Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển tháng 12/2016
Nghề Hộ sinh là gì?
Theo các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, Nghề Hộ sinh là một ngành nghề riêng biệt, những người làm công tác hộ sinh phải nắm vững chuyên môn về chăm sóc sản phụ, thai nhi và sinh sản. Ngoài ra, họ còn phải am hiểu các lĩnh vực chăm sóc, chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé trong quá trình mang thai, sinh nở.
Nhiệm vụ quyền hạn của những người làm công tác Hộ sinh là gì?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Hộ sinh, những người làm công tác hộ sinh có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận và hướng dẫn cho người nhà hoặc sản phụ các bước thăm khám bệnh, điều trị và thực hiện quy chế chăm sóc phụ nữ mang thai, thai sản.
- Nữ hộ sinh có trách nhiệm bảo quản thuốc, tài sản và những thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án cho thai phụ.
- Thường xuyên vệ sinh buồng thủ thuật, buồng bệnh khi được phân công.
- Phụ đỡ những ca đẻ thường và cùng với bác sĩ thực hiện đỡ các ca đẻ khó.
- Đối với nữ hộ sinh trung cấp: Có nhiệm vụ tham gia thực hiện các kĩ thuật chăm sóc sản phụ, thai phụ và vận hàng, bảo quản máy móc, trang thiết bị hiện phục vụ công tác khám chữa bệnh theo sự phân công.
- Đối với nữ hộ sinh cao cấp: Có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chăm sóc thai phụ, sản phụ phức tạp, thực hiện các kỹ thuật hút điều hòa kinh nguyệt, chăm sóc những ca đẻ khó, phức tạp mà nữ hộ sinh trung cấp không thực hiện được.
- Thực hiện các nhiệm vụ được bác sĩ chuyên khoa giao phó, theo dõi sức khỏe của sản phụ và kịp thời thông báo đến bác sĩ khi có trường hợp xấu xảy ra.
- Nhiệm vụ tiếp nhận và bàn giao những trường hợp sản phụ, thuốc, tài sản, công việc theo sự phân công.
- Thực hiện thăm khám sức khỏe của phụ nữ mang thai và chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ trước mỗi ca sinh nở.
- Nữ hộ sinh có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học và hướng dẫn thực tập viên theo sự phân công.
- Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình theo sự phân công.
Học nghề Hộ sinh ở đâu tốt nhất?
Nếu có đam mê theo học ngành Hộ sinh, bạn đọc nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cơ sở theo học. Nếu không đủ năng lực để theo học các cấp học cao hơn thì bạn đọc có thể đăng ký học ngành Hộ sinh tại các trường Trung cấp Hộ sinh.
Một trong những địa chỉ đào tạo các ngành nghề Y Dược uy tín, chất lượng và được đông đảo sinh viên theo học hiện nay phải kể đến trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội.
Hồ sơ học Trung cấp Hộ sinh năm 2017 gửi về địa chỉ:
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur TP.HCM: Số 37/3 Đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh – TPHCM. Điện thoại tư vấn: 08.6295.6295 – 09.6295.6295.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur