Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu có những thói quen như quấy khóc, mất ngủ… là 1 trong những nguyên nhân mắc bệnh cho bé. Các mẹ cần chú ý chăm sóc bé đầy đủ, chu đáo
- Trung cấp Hộ sinh thông báo tuyển sinh 2015
- Sai lầm dễ mắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh
- Hộ sinh có thể làm những công việc gì?
1. HAY VẶN NGƯỜI – GỒNG
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi, biểu hiện thường là bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết.
Nếu bé thường có các biểu hiện vặn cứng người, nhưng không quấy khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt. Thì đó là dấu hiệu BÌNH THƯỜNG, kg có gì đáng lo cả.
Khi nào trẻ vừa hay vặn mình trong lúc ngủ (có thể lúc không ngủ bé cũng vặn mình) và kèm theo từ 3 dấu hiện sau trở lên:
– Trẻ khó ngủ, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tốt thiểu được 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu.
– Ban đêm và cữ khuya, trẻ hay thức giấc nhiều lần, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi, ay nấc, hay trớ, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu (tăng dưới 800gram/tháng).
LÚC ẤY – Mới đáng lo và có đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ.
Và đó cũng là các biểu hiện ban đầu của tình trạng TRẺ CÒI XƯƠNG
Và theo thống kê của VN mình, cứ 5 trẻ là có 1 trẻ bị còi xương và trên 30% trẻ bị suy dinh dưỡng.
2. KHÓ NGỦ
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao.
Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy.
Chừng nào kèm theo cả biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D. Chính là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.
3. HAY QUẤY KHÓC
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát, … Cho dù nhiều mẹ rất cuống khi thấy con khóc, vì nhiều trẻ khóc trông rất vật vã, đỏ hết cả người, nhưng thật ra khóc không tổn hại gì cho con cả.
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp nữa. Trẻ mới sinh ra, kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện như người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp, đồng thời còn giúp cho phổi được mở rộng. Ngoài ra việc khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể, và tự bản thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình nữa đấy (vì giai đoạn sơ sinh này nhiệt độ cơ thể của trẻ vẫn chưa ổn)
Đa phần các mẹ khi nghe con khóc chỉ chừng vài giây là bế con lên ôm ấp và cho con bú. Nhưng các mẹ lại không ngờ chính việc ôm trẻ có thể sẽ trở thành rào cản vô tình cản trở việc trẻ luyện tập cho cơ thể mình phát triển, đôi khi còn khiến trẻ mệt mỏi hơn. Đồng thời việc khi trẻ khóc là bế và cho bú luôn cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ hình thành thói quen không tốt là phải bế hoặc phải cho bú mới ngủ, …
Các mẹ là hay mắc phải vấn đề này. Ở nhà chị BKLN nhiều lần giải thích với con trai khi anh chàng thắc mắc “sao em khóc mà mẹ không ẳm em”, giờ mà ai hỏi thử xem, chàng ta sẽ nói cái rột là :“các em nhỏ mới sinh cần khóc mới BỔ PHỔI” (các phế nang phổi mới hoạt động và tăng sinh tốt hơn)
Ngoài ra, trẻ trong 3 tháng đầu hay khóc là do bỉm ướt gây khó chịu, quần áo của con bị dầy, thô ráp gây ngứa và xót làn da mỏng manh của trẻ, hay nằm mãi một tư thế hơn 1 tiếng trẻ sẽ khó chịu.
4. NẤC CỤC LIÊN TỤC
Các bác sĩ chuyên khoa chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của việc trẻ nấc cụt liên tục. Một số người cho rằng do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành – cơ bụng giúp việc hô hấp. Biểu hiện nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên.
Nếu trẻ nấc cục, kèm theo hay nôn trớ, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, chậm lên cân, …, mới đáng lo và đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D.
5. DA BỊ RÔM SẢY – LÁC SỮA
Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, không cần bôi thuốc gì trẻ cũng có thể tự hết. Chỉ cần nhẹ nhàng da mặt sạch cho bé bằng nước ấm có pha vài giọt Lactacid (dùng khăn mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng cho con ngày 2 – 3 lần)
Trẻ trong năm đầu rất hay bị lác sữa. Lác sữa đúng ra là không nên bôi thuốc, trẻ Bị lác sữa thường rất lâu hết, có khi hết rồi sẽ bị lại. Khi bé lớn dần sẽ tự động hết hẳn (con gai BKLN cũng đang bị mà MẸ có bôi xức Thuốc gì đâu ngoài kem giữ ẩm). Da trẻ rất mỏng manh, bôi xức gì càng mau hết càng độc hại, càng dể bị teo da, da trên mặt càng ảnh hưỡng nặng hơn.
Trẻ bị lác sữa chỉ nên mua kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm để thoa cho con ngay 2 lần để giúp giữ ẩm và làm mềm da cho con.
LƯU Ý: Rất nhiều mẹ khi con bị lác sữa, mũi đốt, dị ứng da là ra nhà thuốc mua thuốc 7 MÀU (Silkron) về xức trị hăm cho con. Đây là thuốc có chứa hoạt chống viêm corticoid rất mạnh. Thuốc dùng lâu sẽ có nhiều tác dụng phụ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và còn có thể gây ức chế trục đồi dưới- tuyến yên- thượng thận ở trẻ. Ngoài thuốc 7 màu còn rất nhiều thuốc bôi chứa chứa hoạt corticoid mà mẹ không biết cứ bôi xức vô tư cho con.
6. ĐI Ị NHIỀU LẦN TRONG NGÀY
Rất nhiều MẸ mới có con đầu lòng chưa có kinh nghiệm, suốt ngày cứ nhìn phân con rồi hoảng. Sáng nào cũng vào GoodMorning để thông báo hôm qua con đi ị mấy lần, mẹ hỏi “Sao con em đi ngày tới 5 – 7 lần vậy chị, Em có cần cho con uống thuốc không, em nghe hàng xóm nói đi mua men cho con uống có được không chị?”
Cứ MẸ nào mà hỏi vậy khi con chỉ mới có 1-2 tháng tuổi là BKLN đều kêu TRỜI trước để cảnh báo và trả lời thế này:
Nói theo chuyên môn thì trẻ sơ sinh (trong 3 tháng đầu) luôn đi ngoài nhiều, càng lẹt xẹt càng mau lớn. Tất nhiên là với điều kiện là con bú mẹ hòa toàn mà mẹ cũng không bị tiêu chảy, không ăn hải sản sống. Con đi nhiều nhưng không nôn trớ, trong phân không có máu, và không có dấu hiệu mệt mỏi, vẫn bú mẹ bình thường, không bỏ bú, thì cứ để con đi thoải mái. Càng lẹt xẹt càng mau lớn.
Chừng nào có 1 trong các dấu hiệu (tiêu chảy kèm theo nôn trớ nhiều lần trong ngày, trong phân có máu, trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc nhiều hơn bình thường) mới cần cho con đi khám.
LƯU Ý: Trẻ trong 3 tháng đầu, không được tự ý mua thuốc chon con uống, cũng không nên cho con đi khám tại các phòng khám riêng mà nên đưa con đến bệnh viện để khám. Ngừa Bác sỹ trời ơi lại thành giao trứng cho ác.
Thông thường, sang tháng thứ 3 trẻ mới đi giảm lại, còn ngày 1-2 lần.
Trường hợp sang tháng thứ 4 mà con vẫn đi 4-5 lần trong ngày (mà vẫn không bị dấu hiệu nào như đã kể trên, con vẫn bú, ngủ và tăng cân tốt). MẸ cần xem lại chế độ ăn uống của mình thế nào? Có ăn nhiều cá và rau quá không? Giảm cá, giảm rau, giảm hoa quả lại chừng vài ngày coi con có giảm đi lại 1 vài lần không?
Nếu có thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn lại. Còn nếu đã chỉnh rồi mà con vẫn ị mỗi ngày nhiều như vậy thì MẸ có thể cho con uống BIOVITAL ngày 2 gói liên tục 1 tuần ngày, sau 1 tuần mà con đã giảm hẳn thì cho con uống BIOVITAL thêm 1 tuần nữa là ngưng.
Còn nếu uống BIOVITAL cả tuần rồi mà con vẫn đi ngày 4-5 lần, và vẫn bú ngủ tốt, tăng cân đều nghĩa là nhu động ruột ở con hoạt động nhiều nên ị nhiều hơn con người ta, chẳng cần lo lắng gì cả cũng kg cần tiếp tục uống BIOVITAL nửa vì không phải hệ tiêu hóa hoạt động kém.
Nhiều mẹ cứ vào báo phân con hôm nay lầy nhầy, lợn cợn hay có có màu xanh chứ không được màu vàng có sao không?
Phân có bữa đặc bữa nhầy là bình thường, vì mẹ có ăn ngày nào cũng giống nhau đâu? Ngoài ra, MẸ ăn gì thì nó vào sữa rồi con bú vào con sẽ đi ị như thế, hôm nào mà me thấy con đi 4 – 5 lần, phân lầy nhầy, lợn cợn hạt, thì mẹ xem lại thực đơn của mình, giảm ăn rau, ăn cá lại.
7. CỔ HỌNG KHÒ KHÈ
Cũng có đến 80% trẻ sơ sinhtrong 3 tháng đầu mắc chứng khò khè khi thở mà chẳng vì bệnh gì, không kèm theo HO, không nóng sốt hay sổ mũi, chỉ là có triệu chứng khò khè vậy thôi. Nhất là với trẻ sinh mổ, trẻ sinh thường cũng hay bị.
Qúa trình rặng đẻ của MẸ sẽ giúp trẻ có quá trình CO THẮT – VẬN ĐỘNG một cách tự nhiên ở hệ hô hấp. Gíup Phổi (các phế nang tại phổi) vận động ngay từ lúc mới chào đời và chủ động tống ra được các chất nhầy (dịch nước ối, …) ra khỏi cuống phổi. Trẻ sinh mổ sẽ mất đi quá trình này, còn với trẻ sinh thường vì một lý do nào đó như thời gian đau đẻ của mẹ ngắn, các cơn gò ít, thai yếu – nhất là thai nhẹ cân hay sinh thiếu tháng, … Đã không trải qua quá trình như bình thường, nên chất nhầy trong phế quản vẫn còn sót lại, chưa tống hết ra ngoài được khiến trẻ hay khò khè trong 3 tháng đầu.
Trường hợp này, BKLN thường hay chỉ các mẹ áp dụng bài “Hạt chanh chưng đường phèn” hay “Lá húng chanh”, các MẸ áp dụng liên tục cho con uống ngày 2 lần, trong 2-3 tuần, đến 90% là con sẽ tự hết.
Nói tới viêc này là lại thấy bực, nhiều MẸ TRẺ đã giải thích nhưng cứ lo lắng mang con đi khám Bác sỹ, mang thuốc về uống 2-3 tuần con cũng không hết. Có Bác con người ta mới có 1-2 tháng tuổi mà kê luôn kháng sinh nói là con người ta viêm phế quản, nhưng cuối cùng uống thuốc cũng không hết. MẸ than vãn rồi cung chịu áp dụng cách dân gian, vậy mà con lại giảm và hết dần.
8. HAY NHÃY MỦI
Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ một tí xíu nước mũi hay 1 tí bụi nhỏ trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được cũng khiến bé hắt hơi. Và do bé vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con (môi trường nước) của mẹ ra ngoài nên bé nhảy mũi do một số xung huyết. Nếu con trong 3 tháng đầu nhãy mũi ngày 5 -7 lần mà không có các triệu chứng cảm cúm khác đi kèm như chảy nước mũi, ho húng hắn, nóng đầu, … thì việc bé nhảy mũi là hoàn toàn bình thường, không có gì phải lo lắng cả.
9. HAY NÔN TRỚ
Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Như thế nào là NÔN TRỚ bình thường?
Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ trong 3 tháng đầu là bình thường vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất hay nôn trớ, để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày. Bé nào trớ nhiều, mỗi bữa bú nếu bú mẹ thì thời gian cho con bú ngắn lại (mẹ vắt bỏ lớp sữa đầu cho con bú lớp sữa thứ 2 thì dù bú ít con vẫn đủ dinh dưỡng.
Trẻ bú bình chỉ nên cho bú từ 30 – 45ml/ lần, và tăng số cữ bú lên, có thể cách 1 -1,5 tiếng lại cho con bú 1 lần.
Mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở con, trẻ nào cũng hay bị nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn 3 tháng đầu không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Miễn là CON vẫn khoẻ mạnh, ngủ tốt và tăng cân tốt thì MẸ không cần phải lo lắng về hiện tượng này.
Nếu trẻ nôn trớ mà không kèm theo nóng sốt, không đi phân lỏng hay tiêu chảy, hay sổ mũi, ho, phát ban, không bệnh trào ngược dạ dày, …, thì kg có gì phải lo lắng cả.
– Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế bé từ 15 -20 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
– Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
Đa số trẻ nôn trớ là do ăn uống, phần này sẽ nói ở giai đoạn trẻ ăn dặm.
10. TÁO BÓN
Các bé hay bị táo bón một phần cũng do cơ địa. Trẻ trong 3 tháng đầu thường hay đi ị nhiều hơn là bị táo bón, và 2 – 3 ngày kg đi thì gọi là bị táo bón. Táo bón trong thời gia đâu chẳng nguy hại cho trẻ, chỉ là khiến con khó chịu ì ạch cái bụng và hoàn toàn có thể cải thiện được dễ dàng.
– Nếu con bú mẹ: Mẹ cần ăn nhiều rau, ăn đu đủ chín, uống nước rau má, nước dừa tươi, nước rau ngô (râu bắp). Me cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày (tính cả nước lọc, nước canh và các loại nước khác trong ngày).
Đa phần trẻ bú mẹ trong 3 tháng đầu thường đi ngày 1-3 lần, trẻ bú bình bao giờ cũng bón hơn. Trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống nước thêm từ tháng thứ 3. Trẻ không bị táo bón thì qua tháng thứ 6 MẸ cũng cần tập cho con uống thêm nước mỗi ngày từ vài muỗng và tăng dần lên.
Với trẻ trên 2 tháng, có 1 cách khác áp dụng rất hay là:
Mẹ lấy chừng 20 lá diếp cá, rữa sạch ngâm nước muối loãng cho diệt khuẩn, sao đó giả nát cho chừng 3 thìa cafe nước sôi vào, chiết ra để nguội, cho con uông ngày 2 lần, 2-3 ngày con sẽ giảm hẳn, nên cho uống cách ngày đến khi nào con giảm nhiều thì ngưng.
Trẻ dưới 2 tháng mẹ nên làm mẹ uống và cho con bú (liều lượng gấp đôi). Cách này áp dụng cho cả các bé lớn trên 3 tháng, mấy tuối uống cũng hiệu quả.
– Nếu con bú bình: Cần được cho uống nước từ tháng thứ 3, uống ngày 20-30ml nước.
Massage bụng: Muốn con đi dễ hơn, ngày 2-3 lần, MẸ xoa bụng cho con theo chiều kim đồng hồ quanh bụng, từ 3 – 5phút, là con dễ đi hơn.
Lưu ý: không nên để cho trẻ cả tuần không đi ị, bé nào 3-4 ngày rồi chưa đi, mẹ nên mua 1 típ bơm về bơm hậu môn cho con đi cho nhẹ bụng (nhưng kg nên bơm thường xuyên) rồi tính gì thì tính tiếp. Để cả tuần con rất khó chịu, bụng ì ạch khó bú khó ngủ.
Xem thêm tại : http://giaoductuyensinh.com/tuyen-sinh-y-duoc/ho-sinh/