1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Mẹ bầu khi bị trĩ ngoại lúc mang thai có mẹo nào không?

0

Khi mang thai bị trĩ ngoại là một sự khó chịu vô cùng, với các chị em đang bầu bí do trong thời gian này cơ thể đang trải qua hàng loạt những biến đổi gây nhiều khó chịu.

Mẹ bầu khi bị trĩ ngoại lúc mang thai có mẹo nào không?

Mẹ bầu khi bị trĩ ngoại lúc mang thai có mẹo nào không?

Vì sao khi mang thai lại dễ bị trĩ?

Đây là một thắc mắc của không ít mẹ bầu khi mắc bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Theo các chuyên gia Cao đẳng Hộ sinh tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trọng lượng và kích thước của thai nhi trong tử cung ngày càng phát triển qua các tháng sẽ gia tăng áp lực lên các bộ phận khác trong ổ bụng, trong đó có hệ thống các mô và cơ quan nội tạng của mẹ. 

Không gian trong ổ bụng ngày càng thu hẹp, giành chỗ cho thai nhi nên các dòng máu tuần hoàn ở các tĩnh mạch bị hạn chế. Do đó, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu của mẹ bị chậm và nghẽn lại; tĩnh mạch trong thành ruột thì bị phình to và căng lên nên giảm hiệu suất vận chuyển máu. 

Cùng với đó, sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể mẹ cũng sẽ gây ảnh hưởng khiến các mô, cơ trở nên lỏng lẻo, thậm chí sưng lên và mở rộng. Tất cả những yếu tố kể trên sẽ khiến hệ thống mô, cơ, tĩnh mạch ở hậu môn có thể bị tắc nghẽn, phình to và gây ra bệnh trĩ ngoại. 

Nếu tình trạng bệnh trĩ không được điều trị hiệu quả, ở các tam cá nguyệt 2 và 3, bệnh sẽ càng trầm trọng hơn, kích thước búi trĩ ngoại ngày càng lớn và lồi to ngoài hậu môn, có thể quan sát bằng mắt thường. Khi đó bị trĩ ngoại khi mang thai càng trở thành nỗi kinh hoàng cho các mẹ bầu. 

Khi bị trĩ ngoại trong lúc mang thai nên làm gì ?

Phụ nữ bị bệnh trĩ ngoại khi mang thai sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Bởi vì bên cạnh những biểu hiện thai nghén như buồn nôn, nôn, chóng mặt…, chị em còn phải đối mặt với sự khó chịu do đau đớn, vướng víu, ẩm ướt mà búi trĩ ngoại gây ra.

Đối với người khỏe mạnh, bệnh trĩ ngoại đã trở thành nỗi “ám ảnh kinh hoàng” thì với những mẹ bầu, căn bệnh này còn đáng sợ gấp nhiều lần bởi vì bên cạnh những bất tiện mà bệnh trĩ gây ra thì các mẹ cũng không thể thoải mái điều trị bằng các loại thuốc do lo lắng thành phần của thuốc có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Hộ sinh năm 2019

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Hộ sinh năm 2019

Một số mẹo giúp chị em bị trĩ ngoại lúc mang thai

1. Xông lá nếu bị trĩ ngoại khi mang thai:

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp xông lá có tác dụng và rất lành tính. Điều này đã được không ít mẹ bầu bị bệnh trĩ ngoại khi mang thai chia sẻ.

Chính vì vậy, chị em có thể sử dụng lá trầu không, lá ngải cứu, lá cúc tần, lá sung, nghệ vàng hoặc lá diếp cá để xông hơi. Chị em nên chú ý phải rửa sạch các loại lá trên, nấu sôi với nước rồi mới tiến hành xông trong 10-15 phút, sau khi nước nguội có thể pha thêm nước ấm để vệ sinh búi trĩ và khu vực hậu môn, cuối cùng lấy khăn mềm sạch để lau khô. 

Chị em hạn chế sử dụng các loại lá trên để đắp vào búi trĩ ngoại vì có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng khiến búi trĩ bị viêm, loét. 

2. Ăn thực phẩm hỗ trợ:

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh trĩ là căn bệnh liên quan trực tiếp với hệ tiêu hóa nên thực phẩm ăn uống hàng ngày của mẹ bầu cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chữa bệnh. Vì vậy, nếu bị trĩ ngoại khi mang thai, chị em nên tăng cường ăn một số loại thực phẩm nhuận tràng như: Khoai lang, cà rốt, chuối, rong biển, bí đỏ, đu đủ chín…

Đặc biệt trong cà rốt có chứa nhiều beta carotin, vitamin B9 và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho… vừa cung cấp một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của mẹ bầu vừa giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và giúp chị em đi đại tiện dễ dàng hơn.

3. Uống nhiều nước:

Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể con người. Với chị em đang mang thai, nước càng quan trọng hơn đối với hoạt động của các bộ phận trong cơ thể cũng như sự phát triển của em bé.

Chị em mang bầu nên uống khoảng 3 lít nước một ngày bằng cách uống nước lọc, nước ép hoa quả hay nước canh.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh