Hộ sinh cần nắm rõ các thủ thuật Y tế thường dùng để trách ngỡ ngàng hay trục trặc trong lúc cần thiết. Người có tay nghề giỏi sẽ biết phải làm gì khi nhắc đến chuyên môn của mình.
- Tiêm Vaccin viêm gan B cho trẻ thời điểm nào là hợp lý
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- Hộ sinh có thể làm những công việc gì?
Phoocxep
Phoocxep là một dụng cụ gồm hai thìa kẹp hình cong, dùng để giúp đưa em bé ra ngoài khi bé đã ra đến giữa hoặc ngay cửa âm đạo mà người mẹ không còn sức để rặn, hay cần phải đưa bé ra ngay vì suy thai. Bác sĩ áp hai cái thìa vào hai bên đầu bé rồi kéo bé ra ngoài. Khi phoocxep, mẹ bé được gây tê. Em bé có thể sẽ có vết bầm nơi kẹp, nhưng những vết này một thời gian sau sẽ mất đi.
Cắt tầng sinh môn
Là rạch một nhát nhỏ ở tầng sinh môn (chỗ giữa cửa âm đạo và hậu môn) để tạo đường cho bé ra. Thủ thuật này được thực hiện khi cửa âm đạo không giãn đủ cho bé đi ra, hoặc cửa âm đạo chưa giãn đủ mà bé cần ra nhanh vì đang trong tình trạng nguy cấp, hoặc cần tránh tình trạng nguy cấp.
Bạn sẽ không thấy đau khi cắt vì các cơ vùng này đã căng đến mức tê đi rồi. Nhưng khi khâu thì bạn hãy yêu cầu tiêm thuốc tê để dễ chịu hơn. Vết cắt sẽ lành trong khoảng hơn một tuần, tuy nhiên nó có thể làm bạn khó chịu khi giao hợp trở lại. Muốn tránh cắt tầng sinh môn, bạn hãy tập co giãn các cơ vùng âm hộ từ khi mang thai. Bạn co cơ ở vùng âm hộ lại như khi nhịn tiểu, rồi giãn ra, rồi lại co lại, lại giãn ra… Trong khoảng vài tuần trước khi sinh, bạn tập như vậy ngày vài lần.
Giác hút
Giác hút là áp vào đầu bé một dụng cụ hình chén nối liền với máy hút chân không, hút kéo em bé ra ngoài. Thủ thuật này chỉ sử dụng trong trường hợp mẹ bé không đủ sức rặn, với điều kiện mẹ không có bệnh kèm theo (bệnh tim, cao huyết áp…) và bé không bị non tháng, không suy thai.
Mổ đẻ
Mổ đẻ là một cuộc đại phẫu thuật rạch mở ổ bụng và tử cung để đưa bé ra ngoài, chỉ được thực hiện trong bệnh viện và bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Mổ đẻ là cần thiết trong một số trường hợp như xương chậu mẹ bé quá hẹp, bé bị bệnh, không nên đẻ qua đường âm đạo; mẹ bé bị bệnh lây qua đường tình dục (nếu đẻ có thể lây cho bé) hoặc bị huyết áp cao, bệnh thận. Mổ đẻ cũng cần thiết khi ngôi thai khó đỡ, sức khoẻ bà bầu đòi hỏi phải đẻ khi chưa đến kỳ, cổ tử cung chưa sẵn sàng cho việc chuyển dạ, hoặc không kịp kích thích chuyển dạ, rau bong non, rau tiền đạo, sa cuống rốn, chuyển dạ không tiến triển, mẹ và bé ở tình trạng nguy cấp…
Nếu mổ đẻ, bạn không đau như đẻ thường, vì đã được tiêm thuốc mê hoặc thuốc tê (tất nhiên khi mổ xong, thuốc hết tác dụng, vết mổ sẽ đau nhiều). Nếu là thuốc tê thì bạn vẫn tỉnh táo, người ta dựng một tấm màn để bạn không nhìn thấy việc phẫu thuật. Em bé sẽ được ẵm ra từ bụng bạn.
Kích thích chuyển dạ
Bạn được kích thích chuyển dạ nếu thai già tháng (quá 42 tuần), sắp suy thai mà chưa chuyển dạ, vỡ ối sớm hoặc tình trạng sức khoẻ đòi hỏi đẻ khi chưa chuyển dạ. Bác sĩ truyền oxytocin cho bạn để kích thích tử cung co bóp. Nếu trong khi truyền, thai có biểu hiện suy hoặc có nguy cơ đối với mẹ thì phải mổ lấy thai ngay. Việc kích thích chuyển dạ cần bác sĩ có kinh nghiệm ở bệnh viện lớn.