1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Tiểu đường thai kì ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé như nào?

0

Tiểu đường thai kỳ còn được gọi là tình trạng rối loạn dung nạp đường xảy ra trong quá trình mang thai. Vậy hậu quả của căn bệnh này đối với sức khỏe của mẹ và bé là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến mà rất nhiều thai phụ gặp phải

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến mà rất nhiều thai phụ gặp phải

CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ VỚI CÁC MẸ BẦU

Tiểu đường thai kỳ khi nhắc đến tên chắc hẳn “bà bầu” nào cũng phải sợ. Cứ 5 người mang bầu sẽ có 1 người bị bệnh tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tiểu đường vì trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ rất cao để nuôi đứa bé trong bụng. Sự thay đổi hormon trong cơ thể khiến cho người mẹ thèm ăn, ăn không kiểm soát, tăng kí nhanh, lượng Insulin tiết ra không chuyển hóa được hết chất đường bột gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Từ tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tiểu đường Type 2 và trở thành bệnh mãn tính.

HẬU QUẢ CỦA CĂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ?

Đối với người mẹ

  • Có nguy cơ mổ lấy thai do thai to
  • Bị phù
  • Tăng huyết áp
  • Bị chuyển biến thành đái tháo đường Type 2
  • Tiền sản giật

Đối với thai nhi

  • Đa ối
  • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh
  • Trẻ sinh ra bị vàng da kéo dài, hạ canxi máu, nhiễm trùng đường huyết…

Tuy nhiên, cá mẹ bầu đừng quá lo lắng về căn bệnh này vì có đến 90% trường hợp mắc bệnh nhờ có chế độ ăn uống vận động hợp lý mà đến giai đoạn sinh nở mẹ tròn con vuông.

Trong quá trình mang thai, tất cả các bác sĩ đều yêu cầu mẹ xét nghiệm chỉ số đường huyết từ tuần 24-tuần 28 của thai kỳ. Các mẹ nên chú ý các chỉ số xét nghiệm dưới đây dể biết mình có bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, NGHỈ NGƠI PHÒNG TRÁNH BỆNH

Theo Giảng viên Hộ sinh của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Một quan niệm sai lầm là khi mang bầu, các mẹ phải ăn nhiều cơm nhiều tinh bột thì thai nhi mới mau lớn. Thực chất, quan niệm này đã khiến các mẹ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu ăn đầy đủ 4 nhóm chất: Bột đường, Đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ăn vừa phải tinh bột, không nên ăn quá nhiều, tăng cường chất đạm, vitamin và khoáng chất. Phụ nữ mang thai phải tự trang bị cho mình chế độ và khẩu phần ăn hợp lý:

Phải ăn sáng

Bữa sáng rất quan trọng không chỉ đối với người bình thường mà còn quan trọng hơn đối với phụ nữ đang mang thai. Việc ăn sáng đầy đủ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, kiểm soát đường huyết ổn định, giảm cảm giác thèm ăn

Ăn nhiều chất xơ

Trong quá trình mang thai, người mẹ hay gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, vì vậy bổ sung chất xơ từ rau củ sẽ khiến hệ tiêu hóa và bài tiết của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn, đồng thời cung cấp vitamin cho cả mẹ và bé.

Bổ sung đạm thay cho tinh bột

Một số bác sĩ khuyên rằng việc ăn nhiều tinh bột chỉ khiến cơ thể mẹ tăng cân nhanh hơn, nhưng thai nhi không hấp thụ nhiều. Thay vào đó, việc ăn nhiều chất protein như thịt, cá, trứng, sữa sẽ giúp cho thai nhị hấp thụ tốt hơn, kiểm soát cân nặng của người mẹ tốt hơn…Mỗi bữa ăn, mẹ chỉ cần ăn một bát cơm, ăn nhiều thức ăn để tăng cường dinh dưỡng.

Chia nhỏ bữa ăn

Việc làm này giúp mẹ hạn chế cơn thèm ăn của mình, kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời giúp Insulin có thời gian chuyển hóa hết chất đường bột.

Không được bỏ bữa

Nhiều mẹ bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kì nên có tâm lý hoang mang lo sợ, vì vậy các mẹ hay bỏ bữa nhịn ăn. Đây là điều hoàn toàn không nên, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi là rất cao, nếu mẹ bỏ bữa thì thai nhi sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, người mẹ sẽ bị hạ đường huyết, gây ra tình trạng chóng mặt, té xỉu vô cùng nguy hiểm.

Không sử dụng nước ngọt, nước có gas

Nước ngọt, soda, nước tăng lực… là những thực phẩm hóa học, không hề tốt cho cả người mẹ và bé. Trong các loại nước này chứa nhiều thành phần hóa học, phẩm màu độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, nước ngọt có rất nhiều đường, mẹ uống nhiều, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là cực kì cao.

Vận động nhẹ nhàng

Khi mang thai, người mẹ nên vận động một cách nhẹ nhàng. Có thể làm các công việc đơn giản như quét nhà, nấu ăn… Việc đi bộ nhiều theo quan niệm của người xưa cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc sinh nở. Ngoài ra, mẹ có thể tham gia các lớp yoga cho phụ nữ mang thai.