Táo bón đối với mọi người là một triệu chứng khó chịu và vô cùng đau đớn, đặc biệt với phụ nữ mang thai đây dường như là một cực hình ở những tháng đầu tiên của thai kỳ.
- Phòng ngừa dọa sảy thai như thế nào?
- Sự nguy hiểm của viêm ruột thừa khi mang thai mà các mẹ nên biết
- 7 điều các “ông chồng” cần làm khi vợ mang thai
Mang thai là một sứ mệnh cao cả, tuy nhiên quá trình mang thai cũng đầy gian nan và vất vả, ngoài việc ốm nghén, chị em phụ nữ còn phải đối mặt với nỗi “ám ảnh kinh hoàng” đó chính là táo bón.
Tác hại mà táo bón gây ra
Khi mang thai sự thay đổi hormone trong cơ thể sẽ khiến cho các chị em có bầu cảm thấy chán ăn, đầy bụng, khó chịu, đặc biệt là bị táo bón. Điều này khiến cho bé không được hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể. Các chất thải không được tống ra ngoài, chúng sẽ tích tụ lại gây ra nhiễm chất độc cho cả thai nhi lẫn mẹ. Đặc biệt mỗi khi các mẹ bầu dùng sức để rặn ra sẽ tăng nguy cơ sảy thai, lâu dài có thể mắc các bệnh trĩ, bệnh viêm đại tràng, ung thư đại tràng… Bệnh táo bón hết sức nguy hiểm, do đó không nên coi thường táo bón mà cần có cách chữa trị và khắc phục căn bệnh này.
Phòng bệnh táo bón như thế nào
Để cho tình trạng của bệnh táo bón không làm ảnh hưởng tới mẹ bầu, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi, cần phải tăng cường chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước, đặc biệt việc ngồi nhiều một chỗ như làm việc ở văn phòng càng khiến nguy cơ táo bón tăng cao. Dưới đây là một số phương pháp giúp chị em mang thai giảm đi chứng táo bón.
- Uống nhiều nước
Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt là với mẹ bầu. Trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là ở những tháng đầu và cuối chu kỳ cần phải bổ sung nhiều nước, thời gian này các mẹ bầu thường hay đi tiểu nhiều, sinh ra tâm lý ngại uống nước. Chính việc ngại uống nước đã khiến chứng bệnh táo bón và quá trình hấp thụ chất xơ cho cơ thể gặp khó khăn.
- Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Cần phải bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ như cây họ cam, cây họ đậu, rau xanh, chuối, đu đủ, cà rốt, bí đỏ, chanh… Tuy nhiên, cần bổ sung từ từ không nên sử dụng quá nhiều chất xơ cùng lúc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, nên để cơ thể thích nghi dần dần với chế độ dinh dưỡng mới.
- Giảm bớt liều lượng sắt và canxi
Không nên uống sắt và canxi một cách tùy tiện, nên dựa theo cách kê đơn của bác sĩ. Khi lượng khoáng chất vào cơ thể quá nhiều hoặc dư thừa sẽ khiến cho ruột phải chịu thêm gánh nặng, tăng nguy cơ bị bệnh táo bón. Nên chia nhỏ liều lượng thuocs sắt hoặc canxi để cơ thể bổ sung tốt hơn, chọn ăn nhiều loại thực phẩm chứa sắt giúp cơ thể dễ hấp thụ và không bị kích ứng ảnh hưởng tới đường ruột.
- Sử dụng dầu ô liu
Các món chiên xào, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính khiến bạn bị táo bón. Bạn nên sử dụng dầu ô liu cho các món ăn này bởi trong dầu ô liu có chứa nhiều chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là cho dạ dày, không gây ngán và ngấy khi sử dụng.
Táo bón là một chứng bệnh rất khó chữa, tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh các mẹ bầu sẽ có thể an tâm và bổ sung được dưỡng chất có thể, tâm lý thoải mái để đón chào thiên thần nhỏ chuẩn bị ra đời.
Nguồn: Trungcaphosinh.com