Hít phải khói thuốc lâu ngày không những khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp mà còn có thể trở nên kém thông minh khi trưởng thành. Nữ hộ sinh chỉ ra tác hại khói thuốc?
- 7 Điểm chung của các bậc phụ huynh dạy con thành thiên tài?
- Nữ hộ sinh mách mẹ cách trị dứt điểm sổ mũi kéo dài của bé
- Từ chối Nụ hôn thần chết cho bé yêu
Trẻ nhỏ không thể tự mình tránh xa được khói thuốc từ môi trường xung quanh, những thói quen xấu và ý thức kém từ bạn có thể gây tác hại khôn lường đến sức khỏe và trí tuệ của con.
Ai cũng biết hút thuốc có hại sức khỏe, song, người hút thuốc gián tiếp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là trẻ em. Hít phải khói thuốc lâu ngày không những khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp mà còn có thể trở nên kém thông minh khi trưởng thành.
1. Khói thuốc lá đáng sợ thế nào đối với trẻ?
Giảm trí thông minh: “Hút thuốc bị động” dài ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực ở trẻ. Theo nghiên cứu khoa học mới nhất, Cotinine là loại vật chất được sản sinh khi Nicotine phân giải, một khi hàm lượng Cotinine trong huyết dịch của trẻ tăng lên thì năng lực đọc hiểu, số học và suy lý của trẻ sẽ giảm xuống.
Đột tử: Khói thuốc lá có thể dẫn đến các chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như hen cấp tính, phổi, bệnh tai giữa, trẻ sinh ra cân nặng thấp v.v…
Kén ăn: Theo nghiên cứu của các học giả Mỹ phát hiện: nếu bố mẹ hút thuốc trong khi trẻ đang ăn có thể khiến trẻ sinh ra tình trạng tức ngực khó chịu. Khi trẻ liên kết cảm giác tức ngực này với một số thức ăn mình đang dùng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến trẻ sẽ cự tuyệt một vài loại thức ăn nhất định nào đó.
Khóc quấy: Các bác sĩ của Đức phát hiện: bố mẹ hút thuốc lâu ngày trong phòng có trẻ nhỏ sẽ làm tăng số lần khóc quấy ở trẻ. Theo kết quả của một cuộc điều tra ở những bố mẹ của 253 trẻ nhỏ cho thấy bố mẹ hút khoảng 10 điếu thuốc lá mỗi ngày thì hiện tượng trẻ khóc quấy trong đêm chiếm đến 45%.
Ảnh hưởng chiều cao: Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát 9273 đứa trẻ trong suốt 36 năm. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ sống trong gia đình mà bố mẹ hút khoảng 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày sẽ thấp hơn những đứa trẻ khác bình quân đến 0.65 cm, con số này là 0.45 cm nếu bố mẹ hút dưới 10 điếu thuốc mỗi ngày.
Tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ cao gấp 1,6 – 8 lần so với người lớn: Do chức năng giải độc ở cơ thể trẻ thấp hơn rất nhiều so với người trưởng thành cho nên càng dễ nhiễm độc từ khói thuốc lá. Nếu so sánh cùng là đối tượng hút thuốc bị động (tức chỉ hít phải khói thuốc), hàm lượng Cotinine trong huyết dịch của trẻ sẽ cao gấp một lần trở lên so với với lớn.
2. Làm gì để giảm thấp nguy hại từ khói thuốc lá cho trẻ?
Ở nhà: Thực thi kế hoạch “gia đình không hút thuốc”
– Vì sức khỏe con cái, các bậc phụ huynh nên ý thức tự giác cai thuốc.
– Nếu có bạn bè, khách khứa đến nhà, nên giải thích và đề nghị họ không hút thuốc trong phòng, nếu cần thì nên hút thuốc bên ngoài rồi mới vào nhà.
– Nếu có người hút thuốc trong nhà, bạn nên nhanh chóng quét dọn vệ sinh, lau chùi gia cụ để phân tán khói thuốc còn sót lại trong không khí, đồng thời hạn chế để trẻ tiếp xúc ngay với nơi có thể còn vương tàn thuốc hay khói thuốc.
Ở nơi công cộng: Chọn khu vực không hút thuốc
– Rất nhiều nơi công cộng hiện nay đã thực hiện việc cấm hút thuốc. khi đưa trẻ đến những nơi đông người, hãy bỏ chút thời gian để lựa chọn những địa điểm càng ít khói thuốc càng tốt. Nếu nơi đó không cấm hút thuốc hoặc không có phòng hút thuốc riêng, bạn nên chọn cho trẻ ngồi ở những nơi thông gió để hạn chế tác hại của khói thuốc.
– Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả tươi, đặc biệt là nhóm giàu vitamin C và carotene, những nguyên tố này có chức năng kháng oxi hóa, phòng ngừa ung thư (đu đủ, cà chua, cà rốt, bí đỏ v.v…)
– Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, vận động đổ mồ hôi nhiều để tăng cường hiệu quả thải Nicotine ra ngoài
Theo Nuoidayconthongminh.com