Mang thai lần đầu tiêm mấy mũi uốn ván đang được nhiều phụ nữ quan tâm khi trong quá trình mang thai và sinh nở, mẹ và bé rất dễ khó tránh khỏi vi trùng uốn ván xâm nhập.
- Bà bầu lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi?
- Có nên giảm cân khi đang mang thai?
- Tổng hợp các bệnh dễ mắc khi mang thai
Phụ nữ mang thai lần đầu tiêm mấy mũi uốn ván?
Tiêm mấy mũi uốn ván khi mang thai lần đầu
Sức khỏe của phụ nữ trong quá trình mang thai thường yếu hơn so với những người bình thường nên rất dễ bị mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh uốn ván là một trong những bệnh nguy hiểm dễ mắc nhất hiện nay. Theo chia sẻ của một bạn sinh viên học Trung cấp Hộ sinh, uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra. Đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Đối với mẹ, bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ theo đường sinh dục; đối với trẻ, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.
Sau khóa thực tập tại bệnh viện, đa số sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng văn bằng 2 đều nhận thấy hầu hết phụ nữ mang thai hầu hết chưa từng được tiêm vacxin phòng uốn ván, thêm vào đó, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế cũng còn yếu kém như khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút khiến mầm bệnh uốn ván vẫn còn là một trong những nguyên nhân dẫn bệnh uốn ván. Do đó, các sinh viên Trung cấp ngành Hộ sinh – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur khuyến cáo các phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ nếu chưa được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Theo các bác sĩ sản khoa, đối với phụ nữ mang thai, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau và cách mũi cuối cùng bao lâu.
Quy định tiêm phòng của các bà bầu
Trường hợp 1: Trong trường hợp phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng uốn ván thì bác sĩ sẽ hẹn bạn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu phát sinh trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
Trường hợp 2: Trong trường hợp thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi như trên hoặc chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì bạn cần hẹn bác sĩ tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 để đảm bảo cơ thể tránh khỏi vi trùng uốn ván gây hại.
Trường hợp 3: Trong trường hợp thai phụ trước đó đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván thì lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
Trường hợp 4: Trong trường hợp thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, theo các bác sĩ trong ngành Hộ sinh không cần tiêm bổ sung bởi với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Tuy nhiên nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Việc tiêm chủng vacxin uốn vắn vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe mẹ và bé nhưng chất lượng của các loại vacxin cũng rất quan trọng. Bạn phải chắc chắn rằng, vacxin phòng uốn ván phải được bảo quản lạnh, tiêm bắp thịt mỗi liều 0, 5 ml. Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện tại các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng như: bệnh viện sản, trung tâm y tế dự phòng hay trạm y tế phường. Đồng thời, các bà bầu nên chú ý, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.
Bệnh uốn ván gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé và có tỉ lệ tử vong cao nếu không được phòng tránh. Vì vậy phụ nữ mang thai cần tìm hiểu những kiến thức cần thiết, nhất là vấn đề mang thai lần đầu tiêm mấy mũi uốn ván để có thể chủ động trong vấn đề tiêm phòng. Với sự chủ động trong tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập, đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.