1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Phải làm gì để dạy bảo trẻ ngang bướng biết nghe lời?

0

Để điều trị, dạy bảo những trẻ có biểu hiện ngang bướng có hành vi chống đối đòi hòi các bậc làm cha làm mẹ cần phải hết sức khéo léo, kiên trì thì mới mang lại kết quả như mong muốn.

Cách dạy con trẻ ướng bướng không nghe lời

Cách dạy con trẻ ướng bướng không nghe lời

Có không ít trường hợp các cặp vợ chồng bất hòa trong việc nuôi dạy con cái chưa đúng đắn, khiến chúng trở lên ương ngạnh khó bảo hơn. Chính vì điều đó mà các bậc phụ huynh nên tham khảo một số tuyệt chiêu trị tính ương ngạnh của trẻ dưới bài viết này!

Hãy để cho trẻ chứng kiến thái độ ương ngạnh của trẻ khác

Chị Nguyễn Thị Hồng đang theo học lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng trên địa Hà Nội chia sẻ một số kinh nghiệm, đó là khi con trẻ có biểu hiện ngang bướng, không nghe lời và có hành vi chống đối lời dạy bảo của cha mẹ, thì trước hết cha mẹ cần phải giữ bình tĩnh, khôn khéo xử lý chứ đừng nên nóng giận mà sử dụng bạo lực để dạy trẻ, điều này đôi khi còn gây phản tác dụng và ảnh hưởng tới tính cách của trẻ sau này rất nhiều. Trẻ nhỏ có thể nhận thức và thấu hiểu vấn đề rất cảm tính. Vì thế, khi cho trẻ nhìn thấy một đứa trẻ khác khóc lóc, la lối để đòi hỏi một thứ gì đó trẻ rất dễ “thấm”. Con trẻ dễ nhận thấy đó là hành động xấu, nếu là đứa trẻ ngoan thì không nên hành xử như thế. Trẻ làm khó cha mẹ suy cho cùng là để ép người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Vì thế, cha mẹ hãy trao đổi với trẻ nếu chúng khéo léo hơn, nhẹ nhàng trình bày ý muốn, chắc chắn người khác sẽ dễ dàng hiểu trẻ hơn. Cùng trẻ so sánh hai cách thể hiện ý muốn, giữa cách khóc than, nằng nặc đòi bằng được và cách thuyết phục rõ ràng. Đồng thời, những bậc làm cha mẹ cần cho trẻ biết cảm giác của cha mẹ khi nhẹ nhõm và bình tĩnh thì sẽ dễ dàng hiểu mong muốn của con hơn là khi giận dữ, cáu gắt. Khi trẻ hiểu được rằng, làm khó cha mẹ không phải là một cách giải quyết hiệu quả nhất thì chúng sẽ trang bị cho mình những kỹ năng mới như tự chủ và kiểm soát được bản thân trong cuộc sống. Từ đó, trẻ sẽ hình thành các cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống để có được điều mình muốn.

Phải giữ bình tĩnh và giữ vững quan điểm

Theo một giảng viên lớp Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết rằng, trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi thường không ý thức được hành vi của chúng có làm ảnh hưởng tới người xung quanh như thế nào, do đó nếu cha mẹ đối xử với con thiếu nhất quán trong các tình huống tương tự thì trẻ sẽ rất băn khoăn không biết phải làm sao cho vừa lòng người lớn. Việc thỏa mãn những nhu cầu của con trẻ một cách “ngay và luôn” khiến chúng không rèn được tính kiềm chế trước những sở thích của mình. Lúc cha mẹ dễ dãi, lúc khác cha mẹ lại nghiêm khắc, khiến bé bối rối không phân biệt được việc nào nên và việc nào không nên làm. Chính vì điều đó các bậc phụ huynh nên giữ vững lập trường, không nên dễ dàng đáp ứng đòi hỏi vô lý của con trẻ.

Lường trước thái độ của trẻ

Với nhiều trường hợp cụ thể, cha mẹ nên lường trước và dự đoán được những hành vi, thái độ của trẻ, nhất là những hành vi có chiều hướng tiêu cực để ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, để tránh những hạnh vi sai trái của trẻ thì cha mẹ nên thống nhất với con bằng những quy định “ngầm” như khi mẹ nghiêm mặt, mắt nhìn thẳng vào con hoặc mẹ đưa tay lên ra dấu hiệu giữ im lặng… là con không được tiếp tục có những hành vi tệ hại, sai trái. Nếu con tiếp tục sai phạm, con sẽ phải chịu những cách xử phạt mà cha mẹ đề ra.

Không nên dạy con khi đang nóng giận

Trong lúc nóng giận cha mẹ không nên dạy bảo con, bởi đôi khi chính cha mẹ không làm chủ được hành vi của mình. Cùng với đó có không ít trẻ có tâm lý ngang bướng muốn “trêu ngươi” để cha mẹ nổi giận. Để trị con với tính ương bướng thì cha mẹ không nên “thi gan” cùng chúng, bởi giáo dục trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều mà phải đòi hỏi một quá trình có nhiều phương pháp linh hoạt và mục đích là để giúp trẻ khắc phục thói ngang ngạnh, khó bảo. Trong tình huống trẻ khó bảo, ai cũng sẽ tức giận, thậm chí “cáu bẩn” nhưng nếu bạn tiếp tục phản ứng thì hiệu quả trong việc nuôi dạỵ con sẽ không cao. Hãy kiểm soát và làm chủ hành động của mình trước khi lên tiếng dạy bảo trẻ.

Dạy trẻ ngang bướng cần phải khéo léo

Dạy trẻ ngang bướng cần phải khéo léo

Là cha là mẹ thì cần phải luôn giữ đúng nguyên tắc trong việc nuôi dạy con cái và phải khéo léo để xử lý lúc nào cần nghiêm khắc, lúc nào thì nên mềm mỏng và nói cho trẻ biết cha mẹ làm như thế chỉ vì muốn con ngoan ngoãn, tiến bộ chứ không phải áp đặt chúng theo ý muốn của cha mẹ.

Có một điều khá phổ biển ở trẻ là phần lớn những đứa trẻ được chiều chuộng từ nhỏ, còn cha mẹ thường uỷ mị, thiếu nhất quán thậm chí là dung túng trong cách dạy con nên trẻ thường trở nên ngang ngạnh, khó bảo vì thế mặc dù trẻ còn nhỏ nhưng bất cứ quy định hay nguyên tắc nào đó của cha mẹ đều cần phải nói cho chúng hiểu rõ lý do vì sao người lớn không đồng ý với ý muốn của con. Mỗi khi con nghiêm túc chấp hành và có biểu hiện ngoan ngoãn cha mẹ cần phải có các hình thức khen ngợi, khích lệ kịp thời để chúng dần phát huy những đức tính tốt và không tồn tại tính ương bướng về sau.

Nguồn: trungcaphosinh.com