Để đảm bảo cho bạn có một thai kì khỏe mạnh, an toàn thì mẹ bầu không nên bỏ qua những siêu âm, xét nghiệm y học quan trọng cần làm trong suốt quá trình mang thai.
- Học Trung cấp Hộ sinh ra trường làm những công việc gì?
- Hộ sinh – ngành nghề “khát” nhân lực của xã hội
- Đào tạo trung cấp nữ hộ sinh năm 2017 đạt chuẩn Bộ Y tế
Thực tế, mẹ bầu không cần thiết phải làm tất cả các loại xét nghiệm này nhưng nếu hiểu một cách rõ ràng từng mục đích của các xét nghiệm thì mẹ bầu sẽ đưa ra quyết định về việc có nên thực hiện hay không?
Siêu âm, xét nghiệm để biết tình trạng sức khỏe của Mẹ và thai nhi
Xét nghiệm chọc hút gai nhau (CVS)
Xét nghiệm chọc hút nhau gai là phương pháp kiểm tra dị tật thai nhi với những mẹ có tiền sử sinh con không bình thường, dị tật và mẹ bầu đã quá tuổi mang thai. Xét nghiệm quan trọng này được thực hiện vào khoảng tuần 10 – 12 của thai kì. Theo y học cổ truyền, phương pháp này sẽ lấy mẫu lông nhung màng đệm để phát hiện các dấu hiệu bất bình nhiễm sắc thể của bầu thai trước khi có quyết định chọc ối.
Siêu âm đo độ mờ da gáy
Siêu âm đo độ mờ da gáy còn gọi là đo khoảng sáng sau gáy nhằm kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để phát hiện sớm hội chứng Down. Việc siêu âm này được thực hiện khi thai phụ bước vào tuần 11-13, nếu bỏ lỡ giai đoạn này (siêu âm khi đã bước sang tuần 14) thì chỉ số sẽ không còn chính xác. Đây là mốc siêu âm cực kì quan trọng mẹ không nên bỏ qua.
Theo các chuyên gia y tế, thai nhi có chỉ số đo độ mờ da gáy >3,0 mm thì nguy cơ mắc bệnh Down và các bệnh bất thường nhiễm sắc thể khác rất cao. Để ghi nhớ mốc siêu âm quan trọng này thì mẹ bầu nên ghi lại vào một cuốn sổ nhỏ để mẹ tiện theo dõi và có lịch thăm khám tốt nhất.
Siêu âm độ mờ da gáy là mốc siêu âm cực kì quan trọng mẹ không được bỏ qua
Xét nghiệm Triple Test
Triple Test là bộ ba xét nghiệm máu được thực hiện khi thai 16-17 tuần nhằm chẩn đoán nguy cơ rối loạn di truyền nhiễm sắc thể. Thông thường nếu nghi ngờ trẻ bị hội chứng Down khi siêu âm độ mờ da gáy ở tuần 11-13, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm thêm xét nghiệm Triple Test để có kết quả chính xác. Xét nghiệm này sẽ tìm ra các nguy cơ rối loạn di truyền bẩm sinh ở thai nhi gồm xét nghiệm 3 chất AFP (một loại protein do thai nhi sản sinh), HCG (hormone do nhau thai sản xuất) và Estriol (hormone estrogen do nhau thai và thai nhi sản xuất). Các chuyên gia chương trình Sức khỏe Mẹ và bé cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên coi thường xét nghiệm này mà cần thực hiện ngay để có kết quả chính xác nhất về việc thai nhi có phát triển bình thường hay không?
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu có thể thực hiện định kỳ trong thời gian mang thai theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Qua xét nghiệm chúng ra có thể phát hiện sớm dấu hiệu nguy hiểm tiểu đường thai kỳ, để từ đó có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý cho mẹ bầu.
Ngoài ra, nếu chỉ số protein trong nước tiểu quá cao có thể chẩn đoán mẹ bầu đang mắc viêm nhiễm cần được điều trị. Chỉ số albumin dư thừa là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Theo thống kê, đã có 5% thai phụ bị hội chứng tiền sản giật trong thai kỳ cho nên chị em không nên chủ quan mà bỏ qua xét nghiệm quan trọng này.
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp mẹ bầu chuẩn đoán được nhiều bệnh nguy hiểm
Xét nghiệm máu
Một trong những xét nghiệm mẹ không thể bỏ qua chính là thử máu, bởi vì thông qua quá trình này mẹ bầu có thể biết được nhóm máu, các tế bào cấu thành và có thể phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm nếu mẹ đang mắc phải.
Việc xét nghiệm quan trọng này sẽ kiểm tra được thành phần tế bào máu gồm hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của mẹ bầu. Nếu chỉ số hemoglobin hoặc hematacrit thấp đồng nghĩa với việc mẹ đang thiếu máu. Để từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt và axit folic cho thai phụ. Đồng thời, việc xét nghiệm máu còn giúp mẹ bầu biết được mình mang nhóm máu gì? Điều này rất cần thiết trong thai kỳ để đề phòng trường hợp chị em cần được truyền máu khi sinh. Bên cạnh đó, xét nghiệm nhóm máu còn giúp bác sĩ chẩn đoán yếu tố nhóm máu thai phụ mang Rh âm hay Rh dương. Nếu mang nhóm máu Rh dương mẹ bầu cần được chăm sóc đặc biệt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Rhesus và bệnh Thalassaemia nguy hiểm.
Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần lưu ý
Ngoài ra, xét nghiệm máu tổng quát còn có thể phát hiện bà bầu có mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV/AIDS và nguy cơ mắc bệnh viêm gan, tiểu đường thai kỳ,… để có phương pháp phòng tránh bệnh tốt nhất.
Xét nghiệm Non-stress
Là xét nghiệm thực hiện ở tuần 35-36 nhằm theo dõi nhịp tim thai để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé, để biết được bé có nhận đủ lượng oxy cần thiết chưa. Ngoài ra, thời điểm này thai phụ cũng được tiến hành siêu âm để theo dõi động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối…để sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn gần kề.
Bài viết trên đây là những xét nghiệm mẹ bầu cần làm trong thai kì, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu thì bạn không nên bỏ qua bất cứ các mốc siêu âm, xét nghiệm nào. Để ghi nhớ, mẹ có thể ghi lại những mốc quan trọng vào một cuốn sổ nhỏ vừa để thường xuyên theo dõi sức khỏe các tuần thai kì, vừa có thể giúp thai phụ không để lỡ những bước tiến quan trọng trong hành trình đón những bé yêu khỏe mạnh.
Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp mẹ bầu biết được những xét nghiệm, siêu âm quan trọng để từ đó có phương pháp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Chúc mẹ và bé luôn có một sức khỏe tốt!
Nguồn: trungcaphosinh.com