Có rất nhiều điều thiêng liêng khi mang thai. Vì đây là thời điểm mẹ mang bầu cảm nhận rõ nhất mình đang thay đổi những gì?
- 9 Điều ông bố cần thuộc lòng khi vợ mang thai?
- 8 Dấu hiệu cho thấy Thai nhi có dấu hiệu không ổn?
- Nữ hộ sinh cảnh báo những dấu hiệu buộc mẹ phải sinh mổ?
Có một ký sinh trùng sống bên trong mẹ suốt 9 tháng
Thai nhi sẽ sống trong cơ thể mẹ suốt những tháng ngày mẹ mang bầu và điều đáng nói là em bé phát triển rất nhanh chóng.
Mang thai – tất cả mọi thứ đều lớn lên
Không chỉ là bụng bầu hay bộ ngực, đến cả mắt cá chân, bàn chân hay thậm chí là môi, mũi cũng to lên khi mẹ mang thai.
Nhìn rõ từng cử động của thai nhi
Dù không thể chui vào bụng bầu nhưng ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ hoàn toàn có thể nhìn rõ từng chuyển động của con yêu trong bụng qua làn da mỏng.
Nám da – tình trạng phổ biến
Nám da được gọi là “mặt nạ khi mang thai” khi mà triệu chứng này rất phổ biến ở các mẹ bầu. Nguyên nhân được cho là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến da mẹ xuất hiện những vết nám. Hiện tượng này tuy không thể phòng ngừa nhưng sau sinh sẽ dần thuyên giảm.
Lượng máu cơ thể tăng lên 50%
Trong thời kỳ bầu bí, cơ thể bạn cần lượng máu nhiều hơn bình thường, Đây là nhu cầu cực kỳ quan trọng. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể bạn đã tăng lên 50% so với trước khi thụ thai.
50% lượng máu này có thể gây một số tác dụng phụ cho các mẹ bầu như giãn tĩnh mạch, trĩ, và có thể làm da bạn trở nên bóng loáng khi nhận được nhiều máu lưu thông hơn. Lượng máu tăng cao còn có thể tạo áp lực gây nguy hiểm cho các mạch máu trong sống mũi làm sưng màng mũi dẫn đến chảy máu cam và nghẹt mũi.
Bàng quang bị co thắt
Nếu bạn thấy một phụ nữ mang thai hay “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều lần thì hãy thông cảm, đó là nhu cầu thường xuyên trong ngày dù các mẹ cũng không hề thích. Nguyên nhân là do em bé ngày một lớn dần trong bụng mẹ sẽ ép xuống bàng quang, niệu đạo và cơ xương chậu. Áp lực này không đến nổi làm chiếc bụng bầu bị bể nhưng có thể gây ra một vài triệu chứng nhỏ như ho, hắt hơi hoặc són tiểu khi cười.
Trí nhớ có thể bị suy giảm
Nhiều phụ nữ không thể hiểu nổi tại sao trong thời gian mang thai họ hay bị quên trước quên sau, mặc dù trước đó trí nhớ của họ rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2010, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ, các thai phụ đạt điểm không cao khi thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ so với những người không mang thai.
Theo nhà nghiên cứu nghiên cứu Diane Farrar của Đại học Bradford, Anh, thì nguyên nhân có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, hoặc có thể là do sự thay đổi tâm trạng trong quá trình mang thai gây ra.
Xuất hiện một bộ phận mới: nhau thai
Khi bạn mang thai, không chỉ đơn giản là một đứa bé đang phát triển trong tử cung mà còn là sự phát triển một cơ quan hoàn toàn mới, đó là nhau thai. Nhau thai được hình thành trong cơ thể người phụ nữ, bắt đầu khi trứng được thụ tinh. Vào thời điểm này một túi phôi đa bào sẽ được cấy ghép trong thành tử cung khoảng một tuần sau khi thụ thai. Lớp ngoài của túi phôi, được gọi là lá nuôi phôi, sẽ nuôi dưỡng và phát triển kích thước của nhau.
Theo eva.vn