1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Mẹ nên làm gì để chăm sóc khi con bị ngạt mũi, thở khò khè

0

Phải làm như thế nào khi trẻ bị ngạt mũi, thở khò khè khiến trẻ khó chịu. Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết cách chữa trị nhé.

ngat mui o tre so sinh

ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Bác sỹ Dương Trường Giang – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết ngạt mũi là hiện tượng lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm việc thở trở nên khó khăn.Thay vào đó, bé phải thở bằng miệng khiến cho không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và phổi.

Nguyên nhân gây ngạt mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh cụ thể như sau:

 – Ngạt mũi sơ sinh: Nhiều bé sơ sinh khi về nhà đã thở khò khè và có dấu hiệu ngạt mũi. Nếu trẻ chỉ ngạt mà không kèm dấu hiệu khác có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của bé.

 – Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên ngạt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Các mẹ đừng chủ quan khi nghĩ chỉ mùa đông bé mới bị cảm lạnh còn mùa hè thì không. Ngay cả trong mùa hè các bé vẫn có nguy cơ nhiễm lạnh cao. Đôi khi vì bé mải chơi, đổ nhiều mồ hôi, khiến mồ hôi thấm ngược trở lại hoặc nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp cũng dễ gây cảm lạnh.

 – Cúm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi do cúm thường mệt mỏi, sốt nhẹ, chóng mặt và chán ăn

 – Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi… Ngạt mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.

 – Có dị vật trong mũi: Đây là nguyên nhân làm nhiều trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, thở khò khè nhưng nhiều cha mẹ không biết. Có thể trong lúc chơi trẻ vô tình hay cố ý cho món đồ chơi nhỏ lọt vào mũi. Nhiều trường hợp khiến trẻ bị nghẹt đường thở gây đau và chảy máu mũi.

tre bi ngat mui dspl1

điều trị ngạt mũi

Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, thở khò khè

Các y sĩ Trường Cao đẳng dược tại TPHCM cho biết đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, mẹ càng hạn chế việc dùng thuốc bao nhiêu càng tốt cho con bấy nhiêu. Để giúp bé giảm sự khó chịu, các bậc cha mẹ nên làm những việc sau:

– Hút mũi: Nếu bé ngạt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi.

–  Nhỏ nước muối sinh lý: Nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt cho mỗi lỗ mũi trẻ là đủ.

 Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé thở dễ dàng hơn.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm có nhỏ 1-2 giọt tinh dầu: Mẹ có thể dùng dầu bạc hà, dầu tỏi, dầu bưởi hoặc dầu tràm để cho vào nước tắm của con. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ giúp mũi bé dễ thông hơn.

– Cho bé bú nhiều lần: Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn bình thường.

Hi vọng những chia sẻ ở trên phần nào giúp được các bà mẹ đang nuôi con chữa dứt được tình trạng ngạt mũi của bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé được thoải mái nhất. Chúc mọi người thành công.

Nguồn: trungcaphosinh.com