1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Mẹ bầu cần lưu ý gì để không mắc phải kiệt sức trước khi sinh?

0

Tình trạng kiệt sức trước khi sinh thường gặp trong trường hợp trước khi sinh, các thai phụ không chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như sức khỏe của mình.

Biểu hiện và nguyên nhân khiến mẹ bầu kiệt sức trước khi sinh

Trong giai đoạn cuối thai kỳ và những ngày sắp sinh nở, thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi, , bủn rủn toàn thân, không muốn ăn uống… Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài thì đây là dấu hiệu cảnh báo các bà bầu đã thực sự rơi vào tình trạng kiệt sức trước khi sinh.

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi ở mẹ bầu trước sinh như: cơ thể bị thiếu chất, ứ đọng các chất chuyển hóa trung gian như axit lactic, axit pyruvic, thiếu oxy, bị nhiễm độc trong lúc mang thai. Bên cạnh đó, khi cơ thể hoạt động, não bộ sinh ra một số chất gây mệt mỏi.

Tình trạng này thường gây bất lợi cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Ngoài cảm giác khó chịu, thai phụ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì không đảm bảo sức khoẻ nên có nhiều thai phụ không thể sinh thường mà phải sinh mổ. Sau khi sinh, những sản phụ này cũng thường bị mệt mỏi và cơ thể cũng khó phục hồi hơn hoặc sức đề kháng của mẹ lúc bấy giờ sẽ rất yếu, kéo theo sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng: nhẹ cân hoặc yếu hơn những đứa trẻ khác.

Cách phòng tránh kiệt sức trước khi sinh an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu?

Chế độ nghỉ ngơi 

Trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi và thư giãn. Việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng, giúp cơ thể hồi phục lại sức khoẻ nên thai phụ cần nghỉ ngơi hợp lý để không bị mất sức. Nên ngủ sâu và đủ giờ, giữ cho tâm lý phải thật sự thoải mái.

Chế độ ăn uống 

Theo hộ sinh trung cấp hộ sinh khi thai nhi lớn dần thì nhu cầu dinh dưỡng cung cấp để nuôi dưỡng thai cũng cần nhiều hơn. Do vậy mẹ bầu nên bổ sung các nguồn thức ăn đủ chất với một chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng. Uống đủ nước mỗi ngày, cố gắng ăn đủ các chất cần thiết như protein, sắt và canxi. 

Thực phẩm chứa nhiều sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.

Thực phẩm giàu vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ : Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…

Thức ăn có hàm lượng vitamin C cao: cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ,… Nhóm thực phẩm này quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối.

Thực phẩm giàu axit folic: Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung axit folic cho mẹ.

Thực phẩm chứa nhiều canxi: Trong giai đoạn này cần canxi cao nhất so với cả thai kỳ, mẹ cần nhớ tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn: các loại đậu, sữa từ các loại hạt, súp lơ xanh, các loại sữa bò, sữa dê,yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.

Không nên hoặc hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, và thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho bé tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đáp ứng được tiêu chí lành mạnh, cân bằng và làm tốt nhiệm vụ cung cấp năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi theo hướng tích cực và giúp làm giảm các biến chứng thai kỳ.

Bên cạnh đó, vào những tháng cuối của thai kỳ mẹ nên bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như viên sắt, viên vitamin hay axit folic.

Chế độ làm việc

Khi mang thai, bác sĩ đã khuyến cáo mẹ bầu tuyệt đối không được làm những công việc nặng nhọc. Khi sắp sinh bụng thai phụ to hơn vì thế càng phải tránh làm các việc có tính chất: dùng sức quá nhiều hoặc phải gập bụng mạnh. 

Bên cạnh đó, thai phụ có thể đi bộ hoặc luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, có thể massage vùng xương chậu để giúp các mô, cơ quanh âm đạo có sự chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh. Đồng thời, nó cũng giúp thai phụ sinh con được dễ dàng và thúc đẩy quá trình lành vết thương sau sinh.

Nên đi thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết càng gần cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ thăm khám thai nhiều hơn, khoảng cách giữa các lần thăm khám cũng ngắn hơn. Trong những lần thăm khám này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn các dấu hiệu chuyển dạ và cách xử lý khi có các vấn đề bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ được tư vấn về chế độ ăn uống khoa học và cách nghỉ ngơi hợp lý nhất.

Việc thăm khám thai thường xuyên là điều hết sức cần thiết và quan trọng ở những tháng cuối thai kỳ, giúp mẹ biết thêm tình trạng phát triển của thai nhi và sức khỏe của mình. Đặc biệt, khi thai đã quá lớn hay thai phụ mang thai thuộc các dạng đối tượng như: trên 35 tuổi, mắc bệnh trong thời kỳ mang thai, từng sinh non hoặc sảy thai…

Nếu sức khoẻ của thai phụ quá yếu, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trợ sinh để điều chỉnh sự co bóp của tử cung, giúp tử cung co bóp nhịp nhàng, giúp cho quá trình sinh nở thuận lợi hơn.

Với trường hợp tử cung co bóp mạnh, các bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ uống một số loại thuốc giảm đau, thuốc an thần hoặc thuốc thư giãn cơ. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở, bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ cách dùng cơ bụng và cách thở để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và nhanh hơn.