Trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh, nếu sức đề kháng kém, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh…
- Con bị biến chứng tay chân miệng bởi sai lầm của cha mẹ
- Mẹ nên làm gì để chăm sóc khi con bị ngạt mũi, thở khò khè
- Một số cách điều trị bệnh hiệu quả bệnh khô da ở trẻ em
Để các bé luôn khỏe mạnh ngoài việc chăm sóc phòng tránh các bệnh tật nguy hiểm cho trẻ thì cha mẹ nên cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng để trẻ có một sức đề kháng tốt nhất tránh được những bệnh bất ngờ xảy ra. Xây dựng sức đề kháng cho trẻ là việc vô cùng quan trọng để trẻ có sức khỏe tốt đồng thời hạn chế được bệnh tật ở trẻ.
Cách tăng sức đề kháng với những thói quen sinh hoạt hằng ngày
Cách tăng sức đề kháng hiệu quả cho trẻ
Thói quen sinh hoạt hằng ngày: Hơn ai hết, chính các bé phải ý thức được cần bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, bắt đầu từ những điều bình thường nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Muốn vậy, ba mẹ phải dạy bé từ thuở còn thơ một cách khoa học và từ từ nhé.
– Thường xuyên vuốt ve trẻ .Viêc vuốt vẻ trẻ sẽ cải thiện được khả năng tuần hoàn máu, nâng cao được khả năng miễn dịch ,giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt khóc và ngủ ngon hơn.
– Cho trẻ uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước giúp trẻ sạch ruột và tiêu hóa tốt hơn.
– Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh. Khi đó sẽ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã làm quen với các tác nhân gây hại bên ngoài nếu có.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Việc này giúp cho trẻ tránh được các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Hãy tập cho bé thói quen tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ,..
– Nên cho trẻ đi ngủ sớm và thức đúng giờ tập thể dục.
Dược sĩ Phạm Minh Thư giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại TPHCM tư vấn: Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh, hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một số vi khuẩn để trẻ khỏi mắc bệnh. Việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm cơ thể trẻ phụ thuộc vào thuốc. Điều này sẽ làm cho cơ thể trẻ không thể chống lại vi khuẩn của môi trường xung quanh.
Nắm rõ thông tin các loại bệnh
Một trong những cách giúp bé tăng sức đề kháng là nắm rõ những thông tin về các loại bệnh dịch. Bệnh dịch thường bùng phát theo mùa. Chính vì thế bạn cần theo dõi và nắm rõ tình hình dịch bệnh. Đồng thời cũng cần có đầy đủ thông tin về bệnh cũng như cách nhận biết và xử lí bệnh. Một số bệnh bùng phát theo mùa sau :
– Mùa hè: Tiêu chảy cấp ,viêm đường hô hấp, tay chân miệng, mắt đỏ,..
– Mùa thu: cảm cúm, sốt phát ban, tiêu chảy cấp,…
– Mùa đông xuân: sởi, thủy đậu, cúm A/H5N1,..
Phòng bệnh hơn là chữa bệnh
Cần nắm rõ lịch tiêm chủng ở trẻ và đưa trẻ di tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch cầu, uốn ván, ho gà,…Trong thời gian dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng không nên đưa trẻ đến nơi công cộng có quá nhiều người hoặc tiếp xúc với các trung gian truyền bệnh .
Các thực phẩm dinh dưỡng giúp bé tăng sức đề kháng
Bên cạnh việc ăn uống theo một chế độ cân bằng dinh dưỡng, mẹ nên lưu ý cho bé bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch, đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm như thay đổi khí hậu, cơ thể yếu ớt… Dưới đây là một số thực phẩm giúp bé tăng sức đề kháng.
Các loại thực phẩm giúp bé tăng sức đề kháng
Nước gà: Thành phần cysteine trong nước gà có tác dụng chống ôxi hóa, kích thích tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch, đánh tan các chất đàm nhớt trong hệ hô hấp. Các mẹ có thể mua một con gà luộc lấy nước và bảo quản đông trong hộp thức ăn chuyên dùng cho bé để chế biến thành súp, canh măng tây… hay uống dần.
Dưa hấu: Dưa hấu rất giàu vitamin C (tương đương cam) đồng thời lại giàu beta-carotene hơn cả cam.
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có nhiều trong cam quýt, cà rốt, táo và các loại đậu đóng vai trò quan trọng trong việc chống viêm nhiễm.
Tỏi: Ai cũng biết tỏi phòng ngừa và điều trị cảm cúm cũng như các chứng bệnh đường hô hấp rất tốt nhưng vấn đề nan giải là các bé lại không thích ăn tỏi. Vì vậy hãy cố gắng chế biến những món ngon ngon mà bé thích và kết hợp tỏi để giúp bé tận dụng nguồn kháng sinh thiên nhiên này.
Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có nhiều trong hàu, sò, đậu Hà Lan, thịt bò, đậu nành… Hãy cho bé ăn hải sản để bổ sung canxi và kẽm tự nhiên.
Sữa chua: Đây là món ăn không chỉ ngon mà còn tốt với tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng. Hãy cho bé ăn sữa chua hàng ngày, đặc biệt là sữa chua giàu probiotics.
Nguồn: trungcaphosinh.com