1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Hà Nội khuyên mẹ bé cần lưu ý khi trẻ bị hăm tã vào mùa hè

0

Tã là lựa chọn của rất nhiều bà mẹ cho con không chỉ trong những năm tháng đầu đời mà còn trong thời gian dài sau đó bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên cần lưu ý gì khi trẻ bị hăm tã.

Hà Nội khuyên mẹ bé cần lưu ý khi trẻ bị hăm tã vào mùa hè

Hà Nội khuyên mẹ bé cần lưu ý khi trẻ bị hăm tã vào mùa hè

Dấu hiệu bé bị hăm tã vào mùa hè

Theo giảng viên Hộ sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: không phải dấu hiệu bé bị hăm lúc nào cũng giống nhau, tuy nhiên có một số dấu hiệu mẹ có thể dễ dàng nhận ra là da bé đang bị kích ứng, nổi mẩn đỏ. Vì khu vực da mẹ đóng bỉm cho bé là nơi ẩm ướt nên tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Nguyên nhân gây ra hăm tã ở bé cũng khác nhau tùy vào mức độ bị hăm tã ở bé. Nhưng nhìn chung nếu bị hăm tã vào mùa hè thì có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do thời tiết quá nóng và oi bức
  • Do chất lượng của bỉm hoặc tã giấy mẹ cho bé dùng không tốt khiến bé bị dị ứng.
  • Do khi bước vào thời gian ăn dặm, mẹ cho bé ăn các loại thức ăn mặn ngọt khác nhau. Từ sữa chuyển qua các loại đồ ăn khác khiến bé bị thay đổi đột ngột tần suất và thành phần của nước tiểu, phân. Điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến da bé bị hăm.
  • Do thuốc kháng sinh. Có thể là do mẹ sử dụng trong giai đoạn cho con bú hoặc là bé trực tiếp dùng kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã. Lí do vì thuốc kháng sinh đã làm suy yếu các vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé. Kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng tiêu chảy – một nguy cơ dẫn đến việc bé bị hăm tã cao.

Chỉ khi xác định được nguyên nhân dẫn đến việc bé bị hăm tã mẹ mới có thể tìm ra cách giải quyết và biết nên làm gì khi bé bị hăm tã vào mùa hè.

Những lưu ý khi trẻ bị hăm tã vào mùa hè mà mẹ nên biết

Những lưu ý khi trẻ bị hăm tã vào mùa hè mà mẹ nên biết

Những lưu ý khi bé bị hăm tã vào mùa hè mà mẹ cần biết

Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Việc hăm tã ở trẻ là chuyện bình thường và không cần đến bác sĩ, nếu biết cách chăm sóc và phòng hăm tã ở trẻ mẹ hoàn toàn có thể giúp bé khỏi hăm tã chỉ sau vài ngày. Mặc dù vậy, nếu vết hăm bị nhiễm trùng, có các dấu hiệu như phồng da, ra mủ vàng hoặc bé bị sốt thì nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mẹ bé cần lưu ý như sau:

  • Vào mùa hè, thời tiết oi bức, nên nguy cơ bị hăm tã ở bé càng cao. Mẹ cần thay tã thường xuyên cho bé. Cụ thể là nếu bé đi tè không thì 2-3 tiếng nên thay 1 lần, nếu bé đi tiêu thì mẹ nên thay luôn cho bé.
  • Khoảng 2h đồng hồ, mẹ nên kiểm tra tã cho bé. Trong quá trình thay tã mẹ nên lưu ý giữ vệ sinh vùng kín của bé.
  • Trong quá trình vệ sinh cho bé, mẹ nên nhẹ nhàng rửa và lau khô da bé thay vì chà xát có thể làm bé đau và làm vết hăm trở nên nghiêm trọng.
  • Nếu mẹ dùng tã vải cho bé thì nên ngâm tã với nước sôi sau khi tã đã được giặt sạch trước khi đem ra phơi, như thế sẽ có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt tã. Vì có nhiều mẹ vẫn dùng tã vải cho bé nên đây là điều nên làm khi bé bị hăm tã vào mùa hè mẹ nên chú ý.
  • Nên vừa dùng bỉm và tã vải cho bé, như thế vừa giúp bé thoải mái, vừa giúp mẹ tiết kiệm.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh