Sữa mẹ có nhiều công dụng không ngờ tới sức khỏe của bé. Nữ hộ sinh cảnh báo nguy hiểm nếu cho bú không đúng cách thậm chí gây tử vong trong 1 số trường hợp
- Trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh về máu khi không được uống sữa mẹ
- Lợi ích như mơ khi cho con bú sữa mẹ
- Nữ hộ sinh nói gì về “công dụng” của sữa mẹ
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp khởi đầu tốt nhất
Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu cho bú không đúng cách, trẻ không những chẳng thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá này mà thậm chí, còn có thể tử vong trong một số trường hợp.
1. Cho bé bú sau khi tập thể dục xong
Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.
Nếu sau khi vừa vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.
2. Mặc quần áo bẩn cho con bú
Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã khóc đói đòi ăn, nhiều chị em không ngần ngại…vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe trẻ sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Trẻ đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ được vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú chị em tốt nhất nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.
3. Cho trẻ bú trong lúc tâm trạng buồn bực hoặc tức giận
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi người mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ phóng ra một lượng lớn noradrenalin và adrenalin (chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm ) khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Các mẹ nên biết rằng sữa mẹ tiết ra trong khoảng thời gian đó không tốt cho trẻ bởi tác động của các hormone từ cơ thể mẹ tiết ra.
Nếu bé thường xuyên phải bú loại sữa này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ khiến cho khả năng kháng bệnh của bé suy giảm, chức năng tiêu hóa kém. Bởi vậy trong thời gian cho con bú mẹ nên hạn chế tối đa sự nóng giận.
4. Một nụ cười cũng có thể gây hoạ
Trẻ sơ sinh nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi trẻ cười to, thanh quản của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí chết người. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.
5. Cho con bú sữa mẹ uống kèm nước lọc
Lâu nay, các bà các mẹ sau khi cho con bú vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.
Theo các bác sĩ Nhi khoa, nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
Tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ.
6. Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa
Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.
7. Mỗi lần cho trẻ bú quá lâu
Sữa mẹ có hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao, nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ.
Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.
Theo Nuôi dậy con thông minh