Khi nói đến những loại quả tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu, thì không thể không kể tới quả kiwi, là một trong những quả rất tốt đối với bà bầu.
- Có nên ăn dưa hấu khi mang bầu không ?
- Khám tiền sản trước khi mang thai là một nhiệm vụ rất cần thiết
- Khi mang thai luôn thường gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Bổ sung sức khỏe cho bà bầu thì không thể thiếu quả kiwi
Lợi ích sức khỏe cho bà bầu từ quả kiwi
Trong quả kiwi có chứa rất nhiều thành phần các chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho mẹ bầu và bé yêu trong bụng như:
– Chất xơ: Quả kiwi chứa khá nhiều chất xơ, nên bà bầu sử dụng loại quả này không chỉ chống táo bón mà còn có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi ruột kết, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và ruột. Mẹ bầu ăn quả kiwi đều đặn sẽ ít bị khó chịu, đầy bụng.
– Magiê trong kiwi giúp tăng cường xương, não và hệ miễn dịch ở mẹ. Còn chất sắt trong kiwi giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ và bé.
– Vitamin C: Đây là một trong số ít những loại quả chứa đến 140% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể, giúp hình thành các chất dẫn truyền trong hệ thần kinh, thực hiện chức năng của não bộ. Kiwi còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ RNA và DNA. Ngoài ra, vitamin C có trong kiwi còn giúp hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và bào thai.
Theo các chuyên gia về sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ cần ăn một quả kiwi là đã có đủ lượng vitamin C cần thiết. Ngoài ra, kiwi cũng là loại trái cây chứa nguồn vitamin E dồi dào, có tác dụng tốt cho tim mạch.
– Folate: Kiwi đặc biệt chứa nhiều folate thiết yếu – dưỡng chất quan trọng cho thai phụ, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời, tăng lưu lượng máu cung cấp cho bào thai, giúp bé khỏe mạnh hơn.
– Kali: Kiwi giàu kali ngang với chuối, nhưng hàm lượng calo chỉ bằng một nửa, lượng muối lại khá thấp, nên giúp bà bầu ổn định huyết áp và sức khỏe tim mạch.
– Lutein dồi dào: Quả kiwi không những có hàm lượng lutein cao hơn các loại quả – mà các nghiên cứu gần đây còn cho thấy chất lutein có trong quả kiwi rất dễ hấp thụ, giúp ngăn ngừa việc giảm thị lực do tuổi tác. Bên cạnh đó, chỉ cần ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày là giảm được lượng tế bào bị tổn thương do căng thẳng gây ra; giảm được được sự tụ tập của các tiểu huyết cầu – vốn là một yếu tố có nguy cơ cao dẫn tới làm tắc động mạch và các mạch máu.
– Đường tự nhiên: Cũng như các loại trái cây khác, kiwi chứa một lượng đường tự nhiên nhất định (có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường đã qua tinh chế), giúp thai phụ “thỏa mãn” cơn thèm ngọt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ – chứng bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với cả mẹ và bé.
Tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh tại Hà Nội năm 2019
– Chất kháng ô-xy: Quả kiwi xanh và vàng đều chứa các hợp chất kháng ô-xy tự nhiên rất cao như polyphenols, carotenoids và các chất sinh hóa có lợi khác, giúp cơ thể chống lại tổn thương do các thành phần gốc tự do gây ra và giảm bớt căng thẳng.
– Ít năng lượng: Trung bình, 1 quả kiwi chứa 61kcl, nên đây là món ăn vặt rất có lợi cho sức khỏe bà bầu, giúp tránh béo phì và các bệnh tim mạch khác.
– Bảo vệ mắt: Loại quả này là nguồn dồi dào lutein và zeaxanthin – hai chất được tìm thấy trong mắt người. Lutein giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
– Chống ung thư: Kiwi chứa nhiều flavonoid và carotenoid – hai chất đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cho chị em.
Những lưu ý cho bà bầu khi ăn Kiwi
Kiwi có thể gây ra dị ứng ở phụ nữ mang thai như buồn nôn, nôn và các dấu hiệu dị ứng khác.
Khi mua kiwi, các mẹ nên chọn những quả có hình dáng tròn hoặc bầu đầy đặn. Kiwi chín sẽ mềm hơn và có mùi thơm, tránh những quả da thâm, nẫu nát hoặc chảy nước. Cũng giống như các loại trái cây khác, nếu ăn nhiều có thể gây ra dị ứng. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ ăn 1-2 quả/ ngày
Nguồn: Trung cấp Hộ sinh