1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Khám tiền sản trước khi mang thai là một nhiệm vụ rất cần thiết

0

Khám tiền sản là khám sức khỏe trước khi mang thai. Mục đích của việc này là kiểm tra xem có rủi ro tiềm năng nào trong thời kỳ mang thai hay không. Nếu có sẽ được giải quyết trước khi mang thai.

Khám tiền sản trước khi mang thai là một nhiệm vụ rất cần thiết
Khám tiền sản trước khi mang thai là một nhiệm vụ rất cần thiết

Nguy cơ rình rập khi không khám tiền sản?

Bạn vẫn bắt gặp nhiều trường hợp không khám tiền sản nhưng mang thai vẫn khỏe mạnh và sinh nở mẹ tròn con vuông. Nhưng, không phải ai cũng may mắn như vậy. Đặc biệt, nếu không hiểu rõ sức khỏe bản thân và các vấn đề liên quan sinh sản sẽ đối diện với nhiều hậu quả như biến chứng thai kỳ sẽ đe dọa sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Do đó, bên cạnh lối sống lành mạnh, những ai có ý định sinh con cần kiểm tra sức khỏe trước. Vì nếu có mắc các bệnh như thiếu máu, bệnh lý về tuyến giáp, phổi, viêm gan,… sẽ được bác sĩ điều trị khỏi và tư vấn thời điểm mang thai thích hợp.

Khám tiền sản cũng thực hiện việc quan trọng là tiêm phòng các bệnh có thể ảnh hưởng thai nhi như viêm gan siêu vi, thủy đậu, sởi,… từ 3-6 tháng trước khi mang thai.

Đối tượng, mục tiêu, thời điểm, nào cần khám tiền sản?

  • Khám tiền sản vô cùng cần thiết nhằm có được thai kỳ khỏe mạnh và có được nền tảng vững chắc cho bé phát triển toàn diện. Do đó, khám tiền sản rất quan trọng cho cả mẹ và bé, giúp người mẹ an tâm trải qua quá trình thai kỳ an toàn.
  • Khám tiền sản nên thực hiện trước thời kỳ mang thai để người mẹ, người cha biết được sức khỏe hiện tại và kịp thời điều trị một số bệnh nếu phát hiện có.
  • Việc khám tiền sản không chỉ dành cho người vợ mà cả người chồng. Khi mong muốn có con, cả vợ chồng nên đến cơ sở chuyên khoa để khám và tư vấn sức khỏe. Vì không ít trường hợp người chồng ‘có vấn đề’ về sức khỏe trong khi người vợ bình thường lại không biết. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và quá trình mang thai.

Khám tiền sản bao gồm những gì?

Khám tiền sản bao gồm: Khám tổng quát, siêu âm (bao gồm: siêu âm bụng, siêu âm phụ khoa đầu dò), xét nghiệm (xét nghiệm máu tầm soát các bệnh giang mai, rubella, HPV), tầm soát ung thư cổ tử cung (soi cổ tử cung, phết tế bào âm đạo).

Khám phụ khoa rất quan trọng vì phát hiện được những bệnh lý này sẽ hạn chế được ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người mẹ và bé.

Năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh như thế nào?
Năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh như thế nào?

Những việc mà các cặp vợ chồng nên làm ngay?

Để mẹ có quá trình thai kỳ khỏe mạnh và tạo nền tảng cho thai nhi phát triển toàn diện, các cặp vợ chồng nên lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân trước khi quyết định có con, đơn giản bằng những việc như :

  • Đến cơ sở y tế để được tham vấn về di truyền, tiền sử hoặc những bệnh đã mắc
  • Kiểm tra tâm lý và bệnh lý
  • Tiền sử phẫu thuật, nhập viện, phá thai hoặc sảy thai.
  • Tiền sử các thế hệ trong gia đình có mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền (Thalassemia, hội chứng đao, dị tật bẩm sinh,….)

Việc khám và tư vấn của bác sĩ giúp xác định nguy cơ di truyền từ mẹ sang con. Từ đó, lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho mẹ và bé. Nhất là xác định các cặp vợ chồng có nên có con hay không, có khi nào.

Mang thai và nuôi dưỡng con không phải nhiệm vụ của riêng nữ giới mà người chồng cũng cần được khám tiền sản với một số xét nghiệm. Dưới đây là sự phân công của vợ và chồng trước khi trở thành các ông bố bà mẹ tương lai :

Đối với vợ

  • Khám sức khỏe tổng quát: Khám nhũ và phụ khoa nhằm kiểm tra buồng trứng, tử cung,…
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia vì chúng làm giảm khả năng thụ thai và gia tăng khả năng thai lưu, sẩy thai.
  • Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra HIV, các bệnh lây lan bằng đường tình dục, vấn đề tuyến giáp.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu Rh- hoặc Rh+. Vì cũng nhóm máu Rh+ sẽ bình thường nhưng nếu mẹ có nhóm máu Rh-, bố nhóm máu Rh+ thì em bé bị vàng da do giữa mẹ và con bất đồng nhóm máu. Biện pháp lúc này là tiêm chất anti-D vào đúng thời điểm.
  • Bác sĩ tư vấn các loại thuốc đang dùng có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn. Không nên để cơ thể quá gầy hoặc thừa cân, béo phì vì chúng dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ.
  • Kiểm tra răng miệng vì phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh về răng do ăn nhiều và hormone thai kỳ cũng làm cho nướu nhạy cảm, dễ bị viêm và chảy máu hơn bình thường.

Đối với chồng

  • Khám sức khỏe tổng quát và cả nam khoa để hiểu rõ về sức khỏe sinh sản của bản thân.
  • Dừng hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây là nguyên nhân làm giảm chất lượng tinh trùng và sức khỏe của bé.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn các loai thuốc đang dùng
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra HIV, các bệnh lây bằng đường tình dục,…

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh