1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Trẻ sơ sinh bị ho và khò khè có thể hết sau bao lâu?

0

Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ virus và bảo vệ đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng không biết trẻ sơ sinh sẽ hết ho, khò khè và có đờm sau bao lâu?

Trẻ sơ sinh bị ho làm nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng

Các loại ho thường gặp ở trẻ

Ho có thể chỉ là triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn dưới đây là một số loại ho phổ biến:

  • Ho khan: Thường do cảm lạnh, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, có thể do thay đổi thời tiết hoặc hít phải bụi, khói. Trẻ có thể cảm thấy ngứa họng, khàn giọng hoặc mất giọng.
  • Ho có đờm: Liên quan đến bệnh hô hấp mãn tính hoặc là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm xoang. Ho có đờm có thể khiến trẻ khó thở và mệt mỏi, vì trẻ sơ sinh không thể tự xì mũi để làm sạch đờm.
  • Ho gà: Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là những trẻ chưa tiêm phòng. Ho gà thường xuất hiện thành cơn, kèm theo tiếng hít sâu và có thể có sổ mũi, sốt nhẹ.
  • Ho và thở khò khè: Có thể do hen suyễn hoặc viêm phế quản, hoặc có thể nghiêm trọng hơn nếu có vật lạ trong phổi. Khi trẻ có triệu chứng này, nên đưa bé đi khám ngay.
  • Ho và sốt: Thường là dấu hiệu của cảm lạnh. Nếu sốt trên 39 độ C, đặc biệt nếu trẻ thở nhanh, cần đưa bé đi khám.
  • Ho và nôn trớ: Do ho nhiều gây kích thích họng, khiến trẻ ói. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, nhưng cần lưu ý nếu trẻ ói không ngừng.

Thời gian hồi phục của trẻ sơ sinh khi bị ho

Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể, giúp loại bỏ đờm và virus, ngăn ngừa viêm phổi. Thời gian ho thông thường như sau:

  • Trong một đợt cảm, trẻ có thể ho từ 10 ngày đến 2 tuần.
  • Giai đoạn đầu, trẻ thường ho khan và ít.
  • Sau khoảng 4-5 ngày, ho sẽ tăng cường do cơ thể tiết ra đờm để chống lại virus.
  • Khoảng ngày thứ 5-6, trẻ sẽ ho dữ dội hơn, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hồi phục.

Theo Tiến sĩ Bùi Duy Hưng – giảng viên Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, ba mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau đây để quyết định có nên đưa trẻ đi khám không:

  • Ho kéo dài hơn 2 tuần.
  • Có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh, co lõm ngực, cánh mũi phập phồng).
  • Phát ra âm thanh lạ khi thở.
  • Mệt mỏi, tái xanh.
  • Nôn ói nhiều, có dấu hiệu mất nước.
  • Sốt cao.
  • Trẻ dưới 6 tháng.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Điều trị ho ở trẻ sơ sinh

Trẻ từ 4-6 tuổi cần có chỉ định của bác sĩ khi muốn uống thuốc trị ho. Trẻ trên 6 tuổi có thể dùng thuốc theo hướng dẫn. Việc tự ý mua thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi là rất nguy hiểm. Ngoài ra, kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, không diệt được virus, nên không nên lạm dụng.

Dù không khuyến khích dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi mà không có chỉ định bác sĩ, ba mẹ có thể làm các điều sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc nước táo (đối với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi).
  • Massage ngực và bụng để giữ ấm cho trẻ.
  • Tắm nước ấm để tăng độ ẩm, giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Cho trẻ ăn súp gà (dành cho trẻ trên 6 tháng).
  • Nâng cao đầu trẻ khi ngủ bằng cách nâng đệm hoặc giường (tránh dùng gối).
  • Súc miệng nước muối cho trẻ trên 4 tuổi.
  • Rửa mũi hoặc nhỏ mũi cho trẻ nếu có sổ mũi.

Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ho khò khè cần chú ý và cẩn thận, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ được an toàn và nhanh hồi phục.