1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Mách bạn cách chăm sóc trẻ tay chân miệng bị sốt cao

0

Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng khi có triệu chứng sốt cao không hạ có thể dẫn đến biến chứng thần kinh sau này cho nên bố mẹ phải hết sức lưu ý.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tay-chan-mieng

tay chân miệng

Thông tin sức khỏe mẹ và bé cho biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một hội chứng do vi rút đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh chân tay miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Sau đó, bé sẽ bắt đầu đau miệng và xuất hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước.

Các triệu chứng của chân tay miệng

Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết,  sốt chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Thông thường, trẻ sẽ bị sốt từ 1 – 2 ngày, có thể sốt nhẹ đến sốt vừa, có nhiều trường hợp sốt nặng. Sau khi sốt, mẹ sẽ thấy xuất hiện các nốt ban xuất hiện trong miệng, lòng ban tay, bàn chân miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông.

Tiếp theo là các triệu chứng kèm theo như:  Sốt Nhức đầu Ói mửa, mệt mỏi, khó chịu, đau lan lỗ tai, đau họng, thương tổn, đau rát ở răng và miệng, phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân…

Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng bị sốt cao

Sau đây là một số cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh tay chân miệng mà các dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM đã tổng hợp được.

Cách nhanh nhất để hạ sốt cho trẻ chính là dùng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn loại thuốc chưa thành phần paracetamol.

Hapacol 250 là loại thuốc sốt chứa 250 mg Paracetamol được bào chế dưới dạng bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống, thích hợp dùng hạ sốt – giảm đau cho trẻ em. Thuốc được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa.

tre sot cao khi mac tay chan mieng

Mách bạn cách chăm sóc trẻ tay chân miệng bị sốt cao

Các mẹ chỉ cần hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt, thuốc có mùi cam vị ngọt dễ uống. Cách mỗi 4-6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày. Các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ.

Liều uống: Trung bình từ 10 – 15 mg/ kg thể trọng/ lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Ngoài uống thuốc, các chuyên gia trường Cao đẳng y dược Pasteur TPHCM khuya cha mẹ cần cung cấp nước và cho trẻ mặc đồ thoáng mát: Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước bởi trẻ có thể bị mất nước do đổ mồ hôi lúc sốt. Nên hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên để càng thông thoáng càng tốt để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da. Không nên mặc đồ cho trẻ quá dày vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn do bị nhiễm lạnh vì mồ hôi không thoát được. Nếu trẻ bị lạnh và run rẩy thì mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng.

Bên cạnh đó, mẹ cần lau mình cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi và cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nên mở cửa sổ thay vì bật máy lạnh hay quạt.

Cần phải chống co giật cho trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ phần tai, mắt, mũi và vùng họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhằm tránh bội nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Khi bị sốt trẻ cần ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng để trẻ mau chóng lấy lại sức, đồng thời bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho bé. Khi bị sốt bé vẫn có thể tắm nhưng mẹ nên chú ý là cho trẻ tắm nước ấm, không nên gội đầu và tắm trong phòng kín.

Nguồn: trungcaphosinh.com