1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Khi mang bầu có nên ăn lá tía tô không?

0

Lá tía tô được biết đến là rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với bà bầu khi ăn lá tía tô có tốt hay không, bởi có ý kiến cho rằng lá tía tố giúp bà bầu dễ sinh đẻ hơn.

Khi mang bầu bà bầu có nên ăn lá tía tô không?

Khi mang bầu bà bầu có nên ăn lá tía tô không?

Tìm hiểu thông tin về lá tía tô

Theo chuyên mục Cao đẳng Y Dược cho biết: Lá tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Loại lá này có thể ăn sống hoặc nấu chín điều được. Tất cả các bộ phận trên cây tía tố như: Lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử), cành tía tô (tô ngạnh) đều là những vị thuốc quý chữa nhiều bệnh.

Theo Đông y, lá và cành non của tía tô được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh. Bên cạnh đó còn có dùng để chữa các chứng đầy bụng, ho, giải độc tôm cua, giải độc mật cá, nôn mửa…

Khi mang bầu có nên ăn lá tía tô hay không?

Theo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Hiện nay, lá tía tô có thể được xem như một loại “thuốc” tốt dành cho bà bầu. Sử dụng loại lá này thường xuyên và khoa học theo chỉ định của bác sĩ sẽ có một số lợi ích sau đây:

Ốm nghén

Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, phần lớn chị em nào cũng bị ốm nghén. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá tía tô theo đúng “bài thuốc” sau: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sẽ có tác dụng an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Trị chứng đau bụng, đau lưng, ra huyết

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Các mẹ bầu hãy dùng lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tiếp 7 – 10 ngày sẽ có tác dụng an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

 Lá tía tô rất tốt cho sức khỏe của bà bầu

 Lá tía tô rất tốt cho sức khỏe của bà bầu

Chữa cảm lạnh, giải cảm

Bà bầu bị cảm lạnh nhưng nếu uống thuốc tây sợ ảnh hưởng đến thai nhi, thì có thể dùng lá tía tô để giải cảm bằng cách dùng vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô, thêm 1 chén nước cho vào nồi đun sôi. Sau đó lấy nước uống khi còn nóng, rồi đắp chăn ấm. Ngoài ra, mẹ có thể nấu cháo tía tô ăn giải cảm cũng rất hiệu quả.

Trị mụn trứng cá

Nhờ tinh dầu trong tía tô có tính kháng khuẩn, chống viêm nên có thể trị mụn hiệu quả. Lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó cho vào cối giã nát, lọc lấy nước. Vệ sinh vùng da bị mụn, dùng tăm bông tẩm nước lá tía tô bôi lên vùng da bị mụn. Để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng 3-4 lần/ tuần, đảm bảo mụn sẽ hết nhanh chóng.

Giảm sưng phù

Ngâm chân với nước lá tía tô trước khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.

Ngoài ra, khi tía tô kết hợp với một số dược liệu khác có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Khi sử dụng lá tía tô mẹ bầu cần lưu ý gì?

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Vì thế khi sử dụng loại lá này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Trong Đông y truyền thống, tía tô có tác dụng an thai, để chữa động thai nhưng không nói đến tác dụng giúp bà bầu sinh nở dễ dàng. Vì thế, nếu nói ăn là tía tô dễ sinh nở là chưa đúng và không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này.
  • Không được dùng lá tía tô bừa bãi, nhất là khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.