1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:


Thực đơn dinh dưỡng cho các mẹ sau sinh

1

Sản phụ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sau sinh là điều cần phải được quan tâm. Vậy ăn uống như thế nào để đầy đủ chất dinh dưỡng. Nữ hộ sinh sẽ giúp các mẹ để có thể chuyển sang nguồn sữa cung cấp cho bé sau sinh.

thuc-don-dinh-duong-cho-san-phu-sau-sinh

Thực đơn dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh cần chú ý những gì?

Sau khi sinh con phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, đây là điều mà ai cũng biết. Nhưng trong 1 – 2 ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà mái. Cùng với sự hồi phục của khả năng tiêu hoá có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng: canh gà, canh xương….

Để đảm bảo người mẹ nạp đủ dinh dưỡng gồm protein, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin, nước, trong ăn uống cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa, người mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích.

Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có di chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.Những bà mẹ bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn, 5 – 6 lần/ngày, ăn trong 3 ngày.

Những bà mẹ phải mổ đẻ, sau khi mổ, công năng đường ruột đã hồi phục (khoảng 24 tiếng sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần. Sau khi người mẹ có thể tự đi đại tiện được, có thể ăn chế độ bình thường.

ba-bau-nghe-nhac-giup-be-thong-minh-hon

Một số thức ăn có lợi cho sản phụ sau sinh được hộ sinh hướng dẫn 

Đường là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể người cần, sau khi ăn, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi, được cơ thể người hấp thu, giải phóng ra nhiệt lượng. Đường đỏ có tính ôn, ích khí, kiện tì ôn vị, tản hàn, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, sinh sữa.

Dân gian thường dùng đường đỏ để điều trị các chứng đa, băng huyết, huyết áp cao sau đẻ và bị lạnh. Do có nhiều tác dụng dinh dưỡng như vậy nên các sản phụ ăn nhiều đường đỏ là rất có ích.

Người già thường hay khuyên sản phụ nên ăn nhiều cá chép trong thời gian “nằm chỗ”. Vậy ăn các chép có lợi gì? Thịt cá chép có thể trục máu dư, máu dư ở đây chủ yếu là máu đẻ. Do thịt cá chứa nhiều protid, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, nâng cao sức co bóp của cơ tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu đẻ và dịch dính trong âm đạo ra ngoài cơ thể.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết, sau khi sinh không có sữa. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và ngiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

Ngoài ra, để sức khỏe nhanh ổn định và có nhiều sữa cho con bú, phụ nữ sau sinh cần ăn những thức ăn sau:

– Thịt gà, cá, xương sườn, thịt bò: Chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, mùi vị dễ ăn, đều là những thực phẩm tốt có thể dùng sau khi sinh.

– Mì sợi: Mì sợi cho thêm trứng gà, thịt băm và rau xanh rất tiện dụng và có – giá trị dinh dưỡng.

– Đậu xanh: Lượng protein và xenlulozơ trong đậu xanh khá cao, có tác dụng tiêu nóng giải nhiệt, trị độc, là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau khi sinh nhất là về mùa hè.

– Hải đới: Trong mỗi 100g hải đới có chứa 1,77mg canxi, 98g xenlulo, 150mg sắt, giúp tan máu ứ, bổ sung lượng sắt đã mất, có tác dụng kích thích tiết sữa, có thể hầm lẫn hải đời với gà, xương sườn, chân giò hoặc nấu thành canh.

– Rau quả: Kích thích thèm ăn, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa và bài tiết tốt.

Nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, chọn loại sữa có bổ xung loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu của mẹ

hanh-toi

Những đồ ăn thức uống bà mẹ đang cho con bú nên tránh

Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú.

– Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.

– Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ‘ọc ạch’, khó chịu.

– Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

– Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.

Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt ca thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.

– Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong một tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ không thể cho con bú một lần nữa mình sau hai giờ sau khi bạn ngừng uống rượu.

Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM