1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Phụ nữ mang thai có được dùng thuốc nhỏ mắt hay không ?

0

Được biết về mặt nguyên tắc, thì trong qua trình mang thai mẹ bầu không nên dùng bất kỳ thuốc gì trong thời kỳ mang thai, trừ những thuốc đã được khuyến cáo.

Phụ nữ mang thai có được dùng thuốc nhỏ mắt hay không ?
Phụ nữ mang thai có được dùng thuốc nhỏ mắt hay không ?

Thuốc nhỏ mắt có 2 dạng đó là lỏng và đặc (gel)

  • Dạng đặc có dạng thuốc mỡ và dạng gel, cả 2 dạng đều dùng để tra mắt và cách sử dụng như nhau. Khi tra thuốc, bạn hãy dùng một ngón tay kéo mi dưới xuống và tay còn lại tra thuốc vào mắt 1 đoạn khoảng 1cm. Tra xong thuốc bạn nhớ chớp mắt nhẹ vài lần để thuốc tráng đều trên mắt.
  • Dạng lỏng có dạng dung dịch hoà tan và dung dịch không hoà tan (nhũ tương, thường có màu trắng đục). Đối với thuốc dạng nhũ tương chúng ta phải lắc kĩ lọ thuốc trước khi dùng để các thành phần thuốc được hoà trộn với nhau, rồi mới nhỏ thuốc. Thuốc nhỏ mắt dạng lỏng thường được chứa trong lọ nhựa trong suốt nên có thể hấp thụ ánh sáng, làm thay đổi thành phần lý hoá của thuốc từ đó khiến cho thuốc bị mất tác dụng. Do đó chúng ta nên cất giữ lọ thuốc tránh nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý nữa là mỗi con mắt chỉ chứa được khoảng 10 microlit nước, trong khi đó thể tích một giọt thuốc khoảng từ 20 đến 25 microlit, như vậy mỗi lần nhỏ chúng ta chỉ nên nhỏ 1 giọt là đã đủ để thuốc có hiệu quả, không phải lãng phí thuốc. Lưu ý chung dành cho cả hai dạng thuốc, đó là khi tra hay nhỏ thuốc, hãy cần trọng tránh không để đầu tip của lọ thuốc chạm vào mắt hay vào tay, để tránh nhiễm bẩn. Khi lọ thuốc đã mở thì thường chỉ dùng trong một tháng, sau đó nếu còn thuốc vẫn không được dùng mà phải bỏ đi. Và hai người khác nhau không được dùng chung một lọ thuốc.

Năm 2019 Nhà trường thông báo tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh chính quy
Năm 2019 Nhà trường thông báo tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh chính quy

Khi mang thai có được sử dụng thuốc nhỏ mắt hay không?

Về mặt nguyên tắc, chúng ta có thể xác định ngay: tốt hơn hết là không nên dùng bất kỳ thuốc gì trong thời kỳ mang thai, trừ những thuốc đã được khuyến cáo: vaccine phòng uốn ván, viên sắt, axit folic… Với thuốc nhỏ mắt cũng vậy.

Chúng ta đều biết rất nhiều thuốc ảnh hưởng không tốt cho thai, nhất là thai ở giai đoạn từ 0-3 tháng, khi mà các cơ quan trong cơ thể bé còn non nớt và đang được kiến tạo. Giai đoạn này thai rất nhạy cảm với thuốc mà mẹ dùng và cả bệnh tật của mẹ nữa.

Do đó, khi mắc các bệnh về mắt, trong những trường hợp cụ thể như đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc, tắc mạch máu võng mạc… nên tránh hoặc hạn chế tối đa dùng thuốc đối với bệnh nhân đang có thai trong 3 tháng đầu.

Trong những trường hợp bất khả kháng, bệnh tật có thể làm giảm thị lực hoặc mù lòa, nên đi khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ, dược sĩ. Chính nội dung tờ hướng dẫn dùng thuốc sẽ giúp thai phụ tự tin hơn cho việc quyết định có dùng thuốc hay không.

Một số tờ hướng dẫn có nội dung đại loại như nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Đây thực sự là điều làm các bác sĩ nhãn khoa đau đầu. Điều này đồng nghĩa với việc chưa có nghiên cứu nào thuyết phục chứng tỏ thuốc sẽ gây hại cho thai nhi hoặc nếu có thì cũng chưa đủ ý nghĩa thống kê để đưa ra kết luận chính xác. Như vậy, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào bác sĩ cũng như tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, khi cái lợi nhiều hơn cái hại, các bác sĩ sẽ kê đơn.

Một điều nhỏ nữa có thể thúc đẩy các bác sĩ kê đơn thuốc, đó là nồng độ hoạt chất trong thuốc nhỏ mắt là nồng độ thấp nhất trong các dược phẩm. Do vậy nồng độ thuốc trong máu cung cấp cho rau thai cũng là bé nhất so với các thuốc khác hay đường dùng khác. Dùng thuốc trong thời gian ngắn, liều thích hợp là điều mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều thấy yên tâm.

Nếu phải xếp loại độc tính của các thuốc nhỏ mắt đối với thai thì chúng ta sẽ theo thứ tự giảm dần sau đây: các thuốc chống virus, các thuốc kháng nấm, các thuốc điều trị glaucom, các thuốc chống viêm không có steroid, các thuốc chống viêm bản chất corticoid, các kháng sinh, các sản phẩm còn lại.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh