Trong thời điểm giao mùa như hiện nay thì các bé rất dễ mắc bệnh viêm phổi, Nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn các mẹ chăm sóc, phòng ngừa hiệu quả.
- 5 mẹo nhỏ giúp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
- Thực đơn cho các mẹ sau sinh
- Nữ hộ sinh hướng dẫn cách giúp mẹ có nhiều sữa cho con
Tình trạng các bé bị bệnh viêm phổi
Tại phòng khám Nhi (khoa Khám bệnh, BV Bạch Mai) trung bình chỉ khám 100 bệnh nhân/ngày thì nay con số này là 200 bệnh nhân, đa số là bệnh nhân viêm đường hô hấp, viêm phổi. Ngoài ra cũng ghi nhận bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH), viêm màng não mủ.
Tại BV Nhi Trung ương, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị cũng gia tăng với khoảng hơn 3.000 bệnh nhi, tăng gấp rưỡi thời điểm trước gió mùa. Bệnh nhi nhập viện chủ yếu cũng liên quan tới các bệnh về đường hô hấp, sốt, viêm phổi, tiêu chảy, SXH…
Nguyên nhân khiến bé bị viêm phổi
- Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Cụ thể là:
- Vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước đẻ: 33% trẻ bị viêm phổi.
- Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước đẻ: 51,7% trẻ bị viêm phổi.
- Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi.
- Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Biểu hiện lâm sàng
- Triệu chứng ban đầu: thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu. Cần cho trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu có 1 trong các biểu hiện sau:
- Bú kém hoặc bỏ bú.
- Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt mặc dù đã ủ ấm.
- Li bì.
- Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.
Hộ sinh hướng dẫn cách phòng ngừa viêm phổi hiệu quả
- Điều tiết nhiệt độ cho trẻ phù hợp.
Với kiểu thời tiết như hiện nay, sáng ra lạnh có thể mặc áo thun, một áo khoác mỏng cho trẻ để đến trường trẻ tự cởi, đặc biệt trẻ sơ sinh. Với trẻ nhỏ ở trong nhà, nên mặc bộ quần áo thun dài tay là đủ chứ không nên mặc quá nhiều. Cha mẹ có thể thử bằng cách sờ người, chân tay trẻ ấm là đủ. Cửa sổ cũng cần được hé mở để lưu thông không khí.
Khi trẻ nhỏ mới đi ngủ, bé thường rất nóng nực, đổ mồ hôi. Lúc này hãy lau mồ hôi cho trẻ, bật quạt thoảng gió nhưng cha mẹ nhớ tắt quạt cho con khi trời lạnh về đêm.
- Bảo vệ – giữ vệ sinh
Cần che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang… để không lây bệnh sang các thành viên khác. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ lớn có ý thức giữ vệ sinh chung, phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình.
- Chế độ ăn: Nên cho trẻ một chế độ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc, phơi khô ráo
Đặc biệt giữ vệ sinh phòng ngủ cho bé, không nên dùng tấm trải sàn. Hãy chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình dễ khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen cấp tính phải nhập viện…
Theo các bác sĩ, nhóm trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi sức đề kháng kém nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ lớn. Hơn nữa, viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng không biểu rầm rộ như ở trẻ lớn (sốt, ho, khó thở…) mà ít có dấu hiệu điển hình. Có những trẻ thậm chí còn không sốt, không ho nên việc nhận biết dấu hiệu là rất khó khăn.
Với nhóm tuổi này, các bậc phụ huynh cần chú ý 3 dấu hiệu cơ bản để xác định tình trạng bệnh của bé, kịp thời đưa tới viện. Đó là theo dõi quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé. Tuy nhiên, có những trẻ chỉ có một biểu hiện trong ba biểu hiện đó nhưng đã bị viêm phổi. Vì thế, cha mẹ không nên “đợi” có đầy đủ dấu hiệu mới đi khám mà thấy trẻ có bất thường về giấc ngủ, hay thấy thở nhanh thì nên đưa con đi khám sớm nhất.
Nguồn: mecuti.vn, Đời sống Pháp luật