Chảy máu mũi hay chảy máu cam thường xảy ra vào mùa đông khi khó hậu lạnh và khô. Nữ hộ sinh hướng dẫn mẹ nên và không nên làm gì để tốt cho bé?
- Hộ sinh hướng dẫn pha sữa bằng nước gì để có nhiều chất dinh dưỡng?
- Nữ hộ sinh tư vấn cách tăng cường sức đề kháng cho bé
- Nữ hộ sinh nhắc mẹ cần dạy kỹ năng nào cho bé?
Chảy máu cam là gì?
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều có nguồn gốc từ các mạch máu ở phần phía trước của vách ngăn mũi, đó là lớp mô ở giữa, bên trong 2 lỗ mũi. Chảy máu mũi xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân bị dị ứng mũi, viêm xoang, tăng huyết áp hoặc rối loạn chảy máu…Nếu một đứa trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, nhiều lần, cần đưa trẻ đến cơ quan y tế để tìm nguyên nhân, bởi có rất nhiều bệnh gây ra chảy máu cam. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn đề cập tới cách mà cha mẹ cần phải xử trí khi con chảy máu cam, những sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi trẻ bị chảy máu cam.
Hộ sinh khuyên mẹ hãy giữ bình tĩnh
Trong đa phần các trường hợp, chảy máu cam không phải là điều gì quá bất thường và thường không nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Chúng có thể là do các bệnh nhẹ và thường gặp như cảm lạnh hoặc dị ứng, những bệnh này thường gây sưng bên trong mũi và làm tăng kích thích, khi kết hợp cả 2 yếu tố trên có thể dẫn tới chảy máu tự phát. Cha mẹ nên biết rằng, các yếu tố môi trường (như do thời tiết, hoặc trong nhà sử dụng điều hòa, máy sưởi thường xuyên), cũng có thể góp phần vào lý do một đứa trẻ chảy máu cam. Hay thói quen ngoáy mũi ở trẻ cũng có thể dẫn đến việc chảy máu cam.
Mẹ đừng hoảng sợ khi thấy bé bị chảy máu mũi
Các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ cũng như người bệnh không nên quá hoảng sợ. Đây là một trong những điều có trong danh sách bước đầu ngăn chặn việc chảy máu cam ở người bệnh. Bởi hoảng loạn thường không có tác dụng gì, thậm chí nó còn gây hại nhiều hơn lợi. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên trấn an con của họ, rằng chảy máu cam không nghiêm trọng và rất phổ biến.
Giữ chặt bên mũi chảy máu ở tư thế cúi đầu về phía trước
Cách tốt nhất và đúng nhất cha mẹ cần làm là cho trẻ ngồi xuống ghế, giữ chặt phía bên mũi chảy máu trong tư thế trẻ cúi đầu về phía trước. Nếu trẻ đã lớn cần hướng dẫn trẻ tự làm. Giữ yên như vậy trong khoảng 10 phút, trong lúc giữ tay như vậy hãy bảo trẻ thở bằng mồm hoặc bằng bên mũi không chảy máu. Nếu bỏ tay ra quá sớm có thể gây chảy máu tiếp. Nếu sau 10 phút chảy máu cam không dừng lại cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất đề được hỗ trợ.
Tuyệt đối không để bệnh nhân nằm hay ngửa đầu ra sau
Đây là việc mà rất nhiều người mắc sai lầm, kể cả người lớn. Khi bệnh nhân nằm hay ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn, thậm chí không thể làm đông máu. Nếu trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể bảo trẻ nhẹ nhàng xỉ mũi để số máu đã chảy ra được tống xuất ra ngoài sau đó mới giữ chặt bên mũi đang chảy máu.
Áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài phần mũi đang chảy máu
Hạ thấp nhiệt độ cơ thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến mũi, ngăn chảy máu mũi. Cũng có thể ngậm 1 cục đá nhỏ, đây là cách hạ thấp nhiệt độ cơ thể hữu hiệu. Cha mẹ cũng có thể áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài mũi trẻ sẽ làm máu ngừng chảy nhanh hơn. Đối với người lớn có thể chườm cục đá ở sống mũi.
Đừng nhét gạc vào mũi, hoặc các chất liệu khác
Một bác sĩ có thể sử dụng gạc cho trẻ để ngăn không cho trẻ chảy máu mũi, tuy nhiên điều này không được khuyến khích làm bởi các bậc cha mẹ. Bởi tất cả những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi.
Đừng lạm dụng nước muối
Việc xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý nhiều người cho sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi gây chảy máu cam. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, việc xịt thuốc hoặc nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn. Kể cả việc sử dụng các thiết bị tạo ẩm chỉ là những giải pháp tình thế. Tốt nhất hãy bù nước cho cơ thể đầy đủ bằng việc ăn uống giàu nước, và chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và con em mình qua được mùa đông và chứng chảy máu cam khó chịu.
Đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 nữ hộ sinh T7&CN
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp nữ hộ sinh trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN
(theo Wikihow, PharmacyTimes)