Bệnh đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ, gây ra lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa cột sống khi mang thai
- Tìm hiểu các nguyên nhân khiến bà bầu phù chân khi mang thai
- Những thực phẩm giàu axit folic giúp mẹ và con khỏe mạnh, ngừa dị tật
Ðái tháo đường khi mang thai
Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, đối với hầu hết phụ nữ, bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý, khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên hơn là những triệu chứng có thể xảy ra.
Nếu có thể, hãy tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe sớm hơn khi quyết định có thai để bác sĩ có thể kiểm tra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cùng với sức khỏe tổng thể của người mẹ. Khi đang mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ về bệnh đái tháo đường thai kỳ như là một phần của chăm sóc trước khi sinh. Trường hợp thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ phải kiểm tra thường xuyên hơn.
Nguyên nhân gây nên đái tháo đường thai kì là gì?
Theo các Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, thông thường các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu nhưng khi mang thai, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Ngoài ra, khi mang bầu, một cơ quan được gọi là nhau thai cung cấp cho em bé chất dinh dưỡng và oxy, nhau thai cũng tạo ra hormone. Vào cuối thai kỳ, các hormone estrogen, cortisol và nhau thai có thể ngăn chặn insulin. Khi insulin bị chặn sẽ gọi là kháng insulin, lúc này glucose không thể đi vào các tế bào cơ thể và tồn tại trong máu và làm cho lượng đường trong máu tăng lên.
Ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro khiến cho một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn:
- Thừa cân và béo phì.
- Thiếu hoạt động thể chất.
- Đái tháo đường thai kỳ trước hoặc tiền tiểu đường trước khi mang thai.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Tiền sử bệnh đái tháo đường của các thành viên trong gia đình.
Một số phụ nữ bị đái tháo đường trước khi mang thai được gọi là bệnh đái tháo đường tiền sản. Những phụ nữ khác có thể mắc một loại bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra trong thai kỳ được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Không có gì đảm bảo có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn nên áp dụng những thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, những thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát trong lần mang thai tiếp theo.
- Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe
Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng các loại thực phẩm để không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng.
- Tăng cường vận đông
Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp hạn chế mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đặt mục tiêu 30 phút hoạt động mỗi ngày như đi bộ, bơi, yoga…
- Duy trì cân nặng
Nếu đang có kế hoạch mang thai thì nên giảm cân trước để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.