Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?
- Những thực phẩm giàu axit folic giúp mẹ và con khỏe mạnh, ngừa dị tật
- Lưu ý một số bệnh mà phụ nữ mang thai có thể dễ mắc phải
- Những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bệnh tiểu đường thai kỳ
Phù chân là triệu chứng sinh lý thường xảy ra khi mang thai
Phù chân khi mang thai là gì?
Phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm do sự thay đổi hormone lớn đang diễn ra bên trong cơ thể. Có rất nhiều triệu chứng xảy ra trong thời kỳ này, trong đó có cả chứng phù chân khi mang thai. Theo đó đây là phần bàn chân của bà bầu đau sưng sưng phù, to hơn bình thường, có màu đỏ thẫm kèm theo tê cứng chân rất khó chịu.
Phù chân có thể xuất hiện bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, tùy theo cơ địa nhưng thường nhất là sau tháng thứ 5. Triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày, việc nghỉ ngơi cũng không thể làm giảm tình trạng sưng phù. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng sau
- Bà bầu choáng váng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi
- Có thể ảnh hưởng tới thị giác khiến việc nhìn lờ mờ không thấy rõ.
- Đau bụng vùng hạ sườn dữ dội.
- Có thể nôn ói, khó chịu, tê cứng chân đi lại khó khăn,..
Các nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, việc sưng phù chân khi mang thai hoàn toàn là một triệu chứng sinh lý khá bình thường xảy ra ở rất nhiều bà bầu được xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như sau:
Do tăng trọng lượng
Việc tăng trọng lượng khi mang thai là yếu tố vô cùng bình thường vì thai nhi lúc này đang dần hình thành và to dần, túi nước ối cũng to hơn khiến bụng mẹ lớn hơn, cân nặng cũng cao hơn bình thường.
Lúc này dây chằng tại chân bị co dãn quá mức để chống đỡ trọng lượng của cơ thể nên rất dễ bị các tác động ngoại sinh gây nên tình trạng sưng viêm. Đồng thời lúc này cơ thể mẹ cũng tích nước khá nhiều càng làm tăng áp lực lên chân khiến chân sưng phù to hơn. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người bị tăng cân quá mức.
Do một số yếu tố sinh hoạt
Mặc đồ chật, thai lớn, vận động quá mạnh, táo bón, ngồi quá lâu trong một tư thế cũng làm tăng áp lực lên ổ bụng, lượng máu chảy về tim bị tác động dẫn tới sưng phù chân.
Bên cạnh đó phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu thường xuyên đi giày cao gót cũng khiếm hoạt động bơm máu đến vùng cơ chân bị ảnh hưởng, không được diễn ra bình thường và gây phù nề.
Người có chế độ ăn nhiều natri mà thiếu kali cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Bà bầu mang đa thai hoặc có nhiều nước ối trong bào thai cũng thường gặp tình trạng sưng phù chân, đặc biệt vào những ngày trời nóng bức khó chịu.
Do tử cung lớn dần
Càng về những tháng cuối thai kỳ tử cung càng lớn hơn và có thể chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chậu. Dòng máu ở chân chậm và không lưu thông được gây ra tình trạng ứ đọng. Các chất lỏng từ tĩnh mạch nhanh chóng xâm nhập vào các mô của bàn chân và mắt cá chân gây ra tình trạng sưng viêm tại đây.
Đồng thời khi tử cung càng lớn càng chèn ép nhiều lên tình mạch dưới khiến máu dồn phía chân, không lưu thông được sinh phù nề và đau nhức. Đặc biệt bàn chân và mắt cá chân sẽ là hai tình trạng dễ phù nề nhất.
Do sự thay đổi hormone
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, các mạch máu đều có sự liên kết với nhau đi tới khắp các mô trong cơ thể. Theo đó máu sẽ từ tim đi đến các cơ quan xuống chân sau đó từ chân trở ngược về tim. Hoạt động đưa máu ngược từ chân về tim vốn đã diễn ra chậm nhưng nếu gặp các tác động ảnh hưởng khiến máu không đưa lên được thì sẽ gây sưng chân.
Do bệnh lý
Một số bà bầu nếu có tiền sử mắc một số bệnh lý mắc các bệnh như viêm tĩnh mạch, tiền sản giật, dị ứng, thần kinh bị rối loạn có nguy cơ cao bị phù nề chân. Người thường xuyên lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng hay thuốc lợi tiểu, người từng sử dụng ma túy cũng rất dễ gặp tình trạng này.
Các chất lỏng dư thừa trong cơ thể nhiều
Trong quá trình mang thai, sản phụ thường sản xuất lượng máu và các chất lỏng cao gấp rưỡi bình thường để có thể nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi.
Dấu hiệu sắp sinh
Trong một số trường hợp nếu tình trạng sưng phù chân xuất hiện vào tháng cuối của thai kỳ còn có thể là dấu hiệu thông báo của việc bà bầu sắp lâm bồn. Lúc này có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo sau:
- Vỡ ối hoặc thấy máu báo.
- Bàn tay, mắt cá chân bị phù nề
- Xuất hiện các cơn gò bụng với tần suất nhiều hơn
- Bà bầu bị tiêu chảy
- Bé ít đạp mẹ hơn bình thường
- Có cảm giác như xương chậu nở rộng hơn kèm theo bụng tụt xuống dưới.
Nếu thấy các triệu chứng này xảy ra đồng thời với tình trạng chân sưng phù thì rất có thể mẹ bầu sắp sinh, cần đến ngay bệnh viện phụ sản để chuẩn bị. Sau khi bé ra đời thì tình trạng này cũng được biến mất.
Để đảm bảo sức khỏe của bà bầu được thư giãn, chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi sinh con, người thân cần có sự quan tâm và chăm sóc tận tình. Đặc biệt, trong thời gian cuối của thai kỳ, những triệu chứng cơ thể thường gây ra cảm giác khó chịu, cản trở những sinh hoạt thường ngày. Do đó, các mẹ bầu rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người thân, nhất là người chồng.