1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Nguyên nhân nào gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ em?

0

Chàm sữa (lác sữa) là một dạng tổn thương da mãn tính xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng căn bệnh này lại khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu.

Bệnh chàm sữa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Bệnh chàm sữa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân của bệnh chàm sữa ở trẻ em là gì?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, chàm sữa còn có tên gọi khác là lác sữa, chàm thể tạng, viêm da thể tạng, viêm da cơ địa. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, là một dạng viêm da mãn tính, không phải bệnh lây nhưng lại tái đi tái lại nhiều lần không khỏi. Chàm sữa là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ, rất khó điều trị dứt điểm.

Dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng chàm sữa có thể xuất phát từ:

  • Do cơ địa của bé dễ dị ứng hoặc do gia đình có tiền sử mắc dị ứng da, mề đay mẩn ngứa hoặc từng có người mắc bệnh hen suyễn
  • Do bé bị dị ứng từ nguồn thức ăn của mẹ. Thường thì nếu mẹ ăn nhiều đồ hải sản, giàu đạm, đồ tanh khiến cơ thể bé sinh ra phản ứng với các protein lạ trong nguồn sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị chàm.
  • Do các tác nhân bên ngoài như lông chó mèo, khói bụi, thời tiết, chất lượng không khí hoặc do đồ chơi, chỗ ngủ của bé không được vệ sinh kỹ từ đó gây ra bệnh chàm.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh chàm sữa như thế nào?

Như đã đề cập, chàm sữa rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác như chốc lây, vảy phấn trắng, mề đay… Do đó, mẹ cần nhận biết bệnh qua các dấu hiệu đặc trưng sau đây: 

  • Dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là da bé bắt đầu xuất hiện mẩn đỏ hay còn gọi là các mảng hồng ban kèm theo mụn nước li ti. Khi sờ vào có cảm giác thô ráp, da đóng vảy không còn mịn màng như trước nữa.
  • Vị trí thường gặp là 2 bên má, thường xuất hiện đối xứng nhau, nếu không kịp thời phát hiện có thể lan ra đầu, cổ, tay chân và cả thân mình. Đặc biệt, khác với các bệnh khác, vùng tã lót và vùng nách của bé thường không bị ảnh hưởng. 
  • Biểu hiện đặc trưng của bệnh là gây ngứa ngáy khó chịu. Chính vì thế, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, đôi khi trẻ cũng hay dụi mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến các mụn nước vỡ ra.
  • Nếu mẹ không vệ sinh da bé cẩn thận, vùng da bị chàm có thể bị chảy máu. Thêm vào đó, ki các mụn nước vỡ ra sẽ gây bết dính lên vùng chàm tạo thành lớp hóa sừng bì cứng.
  • Sau 1 tuần khi xuất hiện, da non bắt đầu tái tạo khiến bé ngứa ngáy khó chịu. Chính vì thế, bé thường xuyên quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc. 

Phân loại bệnh chàm sữa ở trẻ

Theo trang tin tức Sức khỏe mẹ và bé, bệnh chàm sữa ở trẻ em được phân thành 3 loại sau đây:

  • Chàm sữa cấp tính: Khi mắc bệnh chàm sữa cấp tính, trẻ có các triệu chứng như nổi mụn nước, bóng nước, xuất hiện ban màu hồng trên 1 vùng da, sau vài ngày có thể xuất hiện tình trạng rỉ dịch, đóng vảy kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Chàm sữa mạn tính: Da trẻ kết thành các mảng dày khô ráp, tróc vảy, xuất hiện nhiều rãnh ngang dọc, da đổi sắc tố sau khi viêm khiến trẻ vô cùng ngứa rát thậm chí còn rỉ máu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
  • Chàm sữa bán cấp: Là loại nằm ở giai đoạn chuyển tiếp giữa bệnh chàm sữa cấp tính và mạn tính. 

Bệnh chàm sữa nếu không kịp thời nhận biết và điều trị, bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu biến chứng như viêm da mụn mủ dạng thủy đậu, chàm bị chốc hóa. Bệnh chàm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu nắm được các triệu chứng của các bệnh này thì không khó để mẹ sớm phát hiện. Cụ thể:

  • Mề đay mặt: Nổi mẩn đỏ rải rác, không đối xứng
  • Chốc lây: Da nổi mụn nước, bóng nước, chỉ sau vài ngày sẽ nhanh chóng thành mụn mủ, vỡ ra, khô lại, bên ngoài có lớp vảy màu vàng mật ong.
  • Vảy phấn trắng: Làm giảm sắc tố da ở má, tay, thân trên khiến vùng da này có màu trắng phân biệt rõ ràng với các vùng da khác,. 

Dưỡng ẩm cho da sẽ giúp làm giảm tần suất tái phát của bệnh

Dưỡng ẩm cho da sẽ giúp làm giảm tần suất tái phát của bệnh

Cách điều trị bệnh chàm sữa

Chàm sữa là một dạng viêm da mạn tính, thường chỉ xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ và tự biến mất khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp bệnh xuất hiện biến chứng, kéo dài với các biểu hiện nặng nề, khi trẻ lớn bệnh dễ tái phát lại. Có nhiều cách điều trị bệnh chàm sữa như:

  • Dưỡng ẩm cho da: Mục đích là giảm tần suất tái phát, phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thường dưỡng ẩm bằng cách sản phẩm như Cetaphil, Ceradan, Physiogel, Physiogel Al, thoa 2 – 4 lần, trong vòng 3 phút sau tắm.
  • Chống viêm: Các sản phẩm chống viêm này có chứa corticoid, thích hợp khi mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính, thường là hydrocortisone 1%, clobetasol butyrate 0,05%…
  • Kháng sinh histamin H1.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng, da trẻ cực kỳ mẫn cảm, do đó, khi bé có các biểu hiện của bệnh chàm tốt nhất là mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, đắp lá hay sử dụng các bài thuốc dân gian cho bé vì rất có thể sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.