1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Một số câu hỏi về bệnh tiêu chảy ở trẻ em

0

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ có thể tiêu chảy một vài ngày hay thậm chí vài tuần lễ, hay tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy cùng các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về tiêu chảy ở trẻ em và cách xử trí như thế nào?

tre-bi-tieu-chay-keo-dai-1

Hỏi đáp về bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi đi tiêu phân lỏng hay tóe nước, hơn 3 lần một ngày nhưng không quá 2 tuần lễ, bé vẫn ăn uống bình thường vậy tôi nên xử trí như thế nào?

Trả lời:

Các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho rằng, bé có thể đã bị tiêu chảy cấp không mất nước. Bậc phụ huynh có thể chăm sóc thực hiện cách xử trí như sau:

  • Cho bé uống oresol để bù nước.
  • Dùng thuốc làm giảm tiết dịch đường ruột như Hidrasec 1,5mg/kg/lần mỗi ngày 3 lần.
  • Bổ sung kẽm cho trẻ: đối với trẻ dưới 6 tháng dùng kẽm 10mg một ngày và 20mg một ngày đối với từ 6 tháng trở lên.
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ.
  • Chú ý không sử dụng các thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy mạnh như Imodium, các thuốc hấp phụ như acctapulgyt, cân nhắc khi sử dụng các thuốc có tác dụng làm bao niêm mạc ruột như smecta khi bệnh đã vào giai đoạn sau, khi mà vi khuẩn và độc tố đã thải gần hết mà bé còn có triệu chứng tiêu són từng chút một, đi nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ đi một ít.
  • Nếu bé bị đau bụng nhiều thể hiện khi bé lớn biết kêu đau bụng hoặc bé nhỏ ôm bụng, nhăn mặt, khóc thành cơn thì cân nhắc cho bé dùng thuốc giảm đau như Buscopan 10mg dùng liều 0.5mg/kg/lần uống, liều tối đa 1 viên mỗi lần uống.
  • Nếu bé có nôn (nếu tiêu chảy do Rotavirus thì bé sẽ bị nôn ở giai đoạn đầu), nôn nhiều, nôn mạnh mà uống thuốc thì hầu như sẽ không có tác dụng do bé sẽ nôn thuốc ra ngoài, khi đó có thể cho bé dùng thuốc dạng tiêm như Odansetron 8mg (Prezinton) liều 0.2mg/kg/lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, dùng Metochlopramide (Primeram) liều 0.1 – 0.2mg/kg/lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhưng lưu ý là không được dùng cho trẻ nhũ nhi, dùng cẩn thận ở trẻ lớn với các thuốc này có thể gây tác dụng phụ ngoại tháp.
  • Không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, đối với trẻ dùng nhiều sữa bột nêú có điều kiện nên cho trẻ uống sữa dạnh riêng cho trẻ bị tiêu chảy.
  • Cho trẻ sử dụng kháng sinh khi: Phân trẻ có đàm máu. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, phân có nhiều đàm máu thường là do vi khuẩn trong đó lưu ý lỵ trực trùng, ngoài ra còn có thể do E. Coli, Campylobacter Jerury, … Trong trường hợp này nên cho trẻ sử dụng kháng sinh như Ciprofloxacin 30mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, hoặc Azithromycin 10mg/kg/ngày, 1 lần mỗi ngày.

Hỏi: Thưa bác sĩ, như thế nào gọi là tiêu chảy kéo dài và bệnh có thể điều trị tại nhà được không?

Trả lời:

Tiêu chảy kéo dài là tình trạng trẻ tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên và có 2 ngày ngừng tiêu chảy liên tục.

Có những đối tượng cần nhập viện khi bị tiêu chảy kéo dài như: trẻ dưới 4 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài, trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng như cân nặng/chiều cao < 80% chuẩn hoặc trẻ bị phù, trẻ có mất nước hoặc rối loạn điện giải, trẻ có tình trạng nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng.

Ngoài ra, có thể cho trẻ điều trị tại nhà như sau:

  • Cho trẻ uống bù dịch bằng cách cho trẻ uống oresol sau mỗi lần tiêu chảy, hoặc có thể cho trẻ bù dịch bằng các loại nước khác như nước đun sôi để nguội hay nước dừa tươi, không cho trẻ uống nước ngọt, nước đường.
  • Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường ở trẻ còn bú mẹ.
  • Tăng số bữa ăn trong ngày của trẻ lên trên 6 bữa/ngày.
  • Nếu trẻ uống sữa bột, nên chuyển qua sử dụng các loại sữa không chứa đường lactose như Enfalac lactofree, similac total comfort, … Nếu như khi chuyển sang sữa không lactose mà không thấy cải thiện có thể chuyển sang sữa thủy phân đạm tích cực như Alimentum, pregestimil, nutramigen, …
  • Cho trẻ dùng multivitamin (centrum) và canxi (vine 600mg). Đối với trẻ dưới 4 tháng dùng mỗi loại nửa viên/ngày chia làm 4 lần uống trong 1-2 tuần. Đối với trẻ trên 4 tháng dùng mỗi loại 1 viên/ ngày chia 4 lần uống trong 1-2 tuần.

tri-benh-tieu-chay-o-tre-em-2

Cách xử trí trẻ bị tiêu chảy 

Hỏi: Thưa bác sĩ, khi trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh thì xử trí thế nào?

Trả lời:

Bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng Trần Quốc Bảo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, tiêu chảy do kháng sinh thường gặp với các loại kháng sinh như: amox-clavulanic (augmentin, claminate, klamentin, …), zinnat, rodogly, …và giải pháp chính là cần bổ sung men vi sinh.

  • Ưu tiên số 1 dùng Saccharomyces boulardii (viên normagut) 1-3 viên/ngày
  • Ưu tiên số 2 dùng baccilus claussi: enterogeminal 1-3 ống/ngày

Men phải uống cách kháng sinh 2 giờ, bắt đầu cho ngay khi ngày đầu uống kháng sinh, có thể dùng thêm 1-2 tuần sau khi kết thúc liệu pháp kháng sinh.

Hỏi: Thưa bác sĩ, nếu trẻ đi cầu phân sống thì nên làm gì?

Trả lời:

Biểu hiện đi cầu phân sống khi trẻ đi tiêu phân nhão lổn nhổn trắng xanh vàng lẫn lộn, mùi chua hay tanh, còn sợi cơ thịt, váng mỡ hoặc ăn gì đi ra cái đó.

Giải pháp là sử dụng men tiêu hóa Neopeptin (dạng nhỏ giọt), uống sau ăn, liều uống tham khảo bác sĩ hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng, lưu ý thuốc không thể dùng kéo dài.

Những thông trên rất hữu ích cho các bà mẹ chăm con, nếu thấy hay thì chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Nguồn: trungcaphosinh.com