1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Mang thai ăn uống thế nào là đúng?

0

Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của nguồn sống mới. Người mẹ thiếu dinh dưỡng có nghĩa là nguồn chất chuyển hóa bị thiếu hụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, sinh trưởng của trẻ.

Mang thai ăn uống thế nào là đúng?

Người mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, tăng dự trữ mỡ để tạo sữa, khối lượng máu tăng đáp ứng những thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai. Dinh dưỡng của người mẹ không chỉ đảm bảo sức khỏe cho một người mà là hai cơ thể sống. Do vậy nhu cầu về các chất dinh dưỡng và năng lượng đòi hỏi cao hơn người phụ nữ bình thường. Ngoài ra việc bồi bổ dinh dưỡng cũng phải phù hợp với từng giai đoạn của thai nhi mới đem lại hiệu quả cao. Mọi thực phẩm sẵn có đều tốt cho bà mẹ và thai nhi. Các bà mẹ nên ăn đủ no và đa dạng các thực phẩm.

Mang thai ăn uống thế nào là đúng?

Tăng thêm năng lượng: Theo trang Trung cấp Hộ Sinh thì trong thời kỳ mang thai, trọng lượng của người mẹ tăng lên từ 10 – 12kg (trong ba tháng đầu tiên tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 4 – 5kg, ba tháng cuối tăng 10 – 12kg). Vì vậy nhu cầu năng lượng đòi hỏi phải tăng lên rất nhiều, đặc biệt là thời kỳ ba tháng cuối. Phụ nữ có thai ba tháng cuối năng lượng cần thêm là 350kcal. Nghĩa là ăn thêm một chén cơm đầy mỗi ngày.

Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể: Đạm trong giai đoạn này không những cung cấp năng lượng mà còn tham gia cấu tạo nên tế bào mới, tạo máu. Trước hết cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ thực phẩm như các loại đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ, vừng lạc…). Đây là những thức ăn có giá rẻ hơn thịt nhưng lượng đạm và chất béo cao làm tăng năng lượng và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu. Nên ăn thêm 30g chất đạm mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai. Trong đó lượng đạm động vật chiếm hai phần ba. Các thực phẩm chứa lượng đạm cao như: thịt, cá, trứng, sữa… Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho cơ thể nhưng sử dụng lượng chất báo có nguồn gốc động vật nhiều là vất đề đáng lo ngại. Chất béo động vật có chứa các axit báo no lớn, cholesteron lớn. Khi có thể tích trữ nhiều có thể gây các bệnh về mạch vành, xơ vữa động mạch hơn nữa là sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Nên tận dụng chất béo có nguồn gốc thực vật vì chứa nhiều axit béo không no mà cơ thể không sản xuất được như: bơ, vừng, lạc, hạt điều, cùi dừa…

Tăng cường nhu cầu chất khoáng và vi khoáng: Các chất khoáng và vi khoáng là chất dinh dưỡng tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ mang thai: người phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi để cung cấp cho thai nhi xây dựng xương. Nhu cầu canxi trong thời gian mang thai cần tăng thêm 350 – 1000mg/ngày. Để đâp ứng nhu cầu canxi, người phụ nữa cần dùng các loại thực phẩm cung cấp canxi như: tôm, cua, cá, sữa, cải xoăn, củ cải…

Thực phẩm giàu canxi

Sắt: Để chống thiếu máu, nhiễm khuẩn, hỗ trợ phát triển của trẻ em, não bộ và tích trữ cho cơ thể thai nhi sử dụng sau này. Sắt có nhiều trong thịt, cá, đậu đỗ, vừng, lạc. Sắt do thức ăn cung cấp thường không đủ để đáp ứng nhu cầu của bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì vậy bà mẹ cần bổ sung them viên sắt. Lưu ý, khi uống sắt nên sử dụng với vitamin C để hấp thu sắt tốt nhất (nước chanh, nước cam, nước hoa quả…)

Omega-3 (DHA và EPA) cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, thị giác, miễn dịch. Trong cơ thể người mẹ khỏe mạnh cũng có một nguồn dự trữ DHA, EPA sẵn sàng nuôi dưỡng thai nhi, tuy nhiên việc bổ sung từ ngoài vào vẫn thực sự quan trọng để tăng cường khả năng phát triển của trẻ, giúp mẹ khỏe mạnh và tránh được cách bệnh lý thường gặp. Nguồn thực phẩm giàu omega 3: cá và các loài có vỏ nhưng ít bị nhiễm độc thủy ngân (tôm, cá hồi, cá ngừ, cá mồi…), trứng giàu omega-3.

Ngoài ra, một số loại chất khoáng và vitamin khác như kém, vitamin A, C, D, B1… cũng cần bổ sung thêm trong thời kỳ mang thai.

Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ? Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một các bình thường. Đặt biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều. Ngăn ngừa tình trạng mất nước, nghén, sinh non, nhiễm trùng và táo bón. Mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương uống khoảng 10 – 12 lt nước.

Các bà mẹ nên chú ý trong chế độ ăn trong thời gian mang thai: Tránh rượu, cà phê, thuốc lá, ớt, tỏi… Nên ăn nhạt muối để giảm phù và tránh tai biến lúc đẻ. Trong trường hợp bị nghén, buồn nôn thì nên thay đổi bằng một số thức ăn, đồ uống khác. Không nên dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Hồng giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tong suốt thời kỳ mang thai cực kỳ quan trọng, vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng đúng cách để bé phát triển một cách toàn diện nhất mẹ nhé.