Mẹ bầu bị viêm gan B khi mang thai nên chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến em bé.
- Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?
- Bác sĩ chia sẻ về những căn bệnh mà mẹ bầu dễ mắc khi mang thai
Chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân khi mang thai
Các triệu chứng bị viêm gan B khi mang thai như thế nào?
Đôi lúc, có thể mắc phải căn bệnh này nhưng lại không biết. Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường cho thấy mẹ bầu đang bị nhiễm viêm gan B gồm:
- Sốt nhẹ;
- Đau bụng;
- Mệt mỏi;
- Ăn mất ngon;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Đau nhức cơ hoặc khớp.
Các chuyên gia Trung cấp Hộ sinh cho biết, bên cạnh đó mẹ bầu còn có thể trải qua các tình trạng khác chẳng hạn như:
- Ngứa da;
- Nước tiểu sẫm màu;
- Phân có màu sáng;
- Da và lòng trắng mắt có màu vàng.
Viêm gan B ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nhìn chung, nếu bà bầu bị viêm gan B khi mang thai cũng sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào tải lượng virus trong máu của bạn. Nếu mức độ cao, có khả năng thấp thiên thần nhỏ sẽ bị ảnh hưởng trước khi sinh. Trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính, nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non cũng tăng lên.
Đối với mẹ bầu, các ảnh hưởng của virus viêm gan B bao gồm đái tháo đường thai kỳ và băng huyết trước sinh. Em bé có nguy cơ cao nhất bị viêm gan B khi chào đời do phải tiếp xúc với máu và phân của mẹ. Nếu bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đó và không được điều trị, trẻ có nguy cơ mắc bệnh gan suốt đời. Do đó, điều cần thiết là người mẹ phải điều trị viêm gan B khi đang mang thai để giảm nguy cơ truyền bệnh cho con.
Mẹ bầu bị viêm gan B có lây sang con không?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, viêm gan B có thể dễ dàng truyền từ phụ nữ mang thai bị viêm gan B sang em bé khi bạn sinh con, dù là hình thức sinh thường hay sinh mổ. Nếu bạn mắc phải chứng bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng cho trẻ để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì để bảo vệ con?
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh viêm gan B khi mang thai, các biện pháp mà bạn có thể làm gồm:
Xét nghiệm trước khi mang thai
Các bác sĩ đưa ra lời khuyên khi có ý định mang thai, bạn nên thực hiện các xét nghiệm tiền sản để biến được tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu như được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, bác sĩ sẽ đưa ra những lưu phù hợp dành cho bạn. Trong trường hợp ngược lại, khi mọi chỉ số sức khỏe đều bình thường, bạn thể tiến hành chủng ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan B.
Sử dụng các loại thuốc điều trị theo hướng dẫn
Mẹ bầu nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị viêm gan B để bảo vệ sức khỏe của bản thân lẫn bé yêu trong bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các loại thuốc bổ trợ giúp nâng cao sức khỏe cho gan từ bên trong, hạn chế tác động của virus ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng quan trọng này. Mẹ bầu hãy tìm đến sản phẩm mang đến những ưu điểm và yếu tố như sau:
- Phospholipid thiết yếu: Đây là hợp chất giúp tái tạo và sửa chữa màng tế bào gan bị tổn thương
- Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12): Vitamin nhóm B sẽ giúp gan tăng cường khả năng đào thải độc tố. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ cải thiện những triệu chứng của viêm gan B chẳng hạn như mệt mỏi, chán ăn, ngứa da…
- Vitamin E: Vitamin E là chất kháng viêm, chống oxy hóa cao, từ đó bảo vệ gan khỏi các yếu tố khiến mô gan bị tổn thương.
Tiêm vắc xin cho trẻ sau khi chào đời
Trẻ sơ sinh nên được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên và một mũi tiêm gọi là globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) trong vòng 12 giờ sau khi được sinh ra.
Tiêm phòng viêm gan B là điều cần thiết để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh này. Trẻ sẽ cần được tiêm 3 hoặc 4 mũi tất cả, tùy thuộc vào cân nặng cũng như chỉ định của bác sĩ. Sau khi tiêm các mũi đầu tiên trong bệnh viện, các mũi tiếp theo thường được tiêm sau 1 đến 2 tháng. Mũi cuối cùng được tiêm khi con bạn được 6 tháng.