1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Hà Nội đưa ra những lưu ý khi ăn rau ngót cho mẹ bầu

0

 Rau ngót là loại vô cùng giàu dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể, đặc biệt giúp thanh nhiệt, mát gan,… tuy nhiên đối với bà bầu rau ngót có tác dụng như thế nào?

Hà Nội hướng dẫn mẹ bầu lưu ý khi ăn rau ngót

Hà Nội hướng dẫn mẹ bầu lưu ý khi ăn rau ngót

Rau ngót có những tác dụng như thế nào?

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược chia sẻ những công dụng của rau ngót như sau:

  • Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
  • Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
  • Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
  • Chữa tưa lưỡi Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
  • Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
  • Trị đái dầm ở trẻ: dùng 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
  • Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

a

 Rau ngót là một thực phẩm tốt tuy nhiên mẹ bầu cần phải lưu ý 

Bà bầu cần lưu ý như thế nào khi ăn rau ngót?

Theo giảng viên Hộ sinh công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Trên thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn rau ngót có thể gây sảy thai. Thế nhưng, theo kinh nghiệm dân gian và một số tài liệu đông y thì rau ngót có chứa chất có thể làm tăng co bóp tử cung nên khuyên thai phụ cân nhắc hay dùng vừa phải trong những tháng đầu thai kỳ.

Đặc biêt, trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Ngoài nguy cơ sẩy thai ra, rau ngót đối với bà bầu còn nhiều tác hại:

  • Rau ngót cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho: Glucocorticoid, kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc những thực phẩm ăn kèm khác.
  • Ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ: Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách ăn này còn thêm một tác hại nữa đó là gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.
  • Rau ngót là loại thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng, tuy nhiên không phải bất kì ai cũng nên ăn rau ngót, cũng như bà bầu việc ăn rau ngót có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Chính vì vậy, khi mang thai các mẹ bầu nên tránh ăn rau ngót để đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh