Việc chậm kinh nguyệt là 1 trong những biểu hiện của mẹ mang bầu tuy nhiên còn nhiều lý do mà không nhất thiết cứ chậm kinh là mang bầu nhé! Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi thông báo “tin vui” với mọi người. Và chu kỳ kinh nguyệt bao lâu là bình thường?
- Hộ sinh cảnh báo không nên ăn 5 loại quả khi mang bầu
- mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung dinh dưỡng gì?
- Những gợi ý về cách đặt tên cho bé
Do quá căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Khi mẹ căng thẳng, sẽ khiến rối loạn hormone trong co wtheer và khiến trứng không rụng cũng như chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn. Hãy cố gắng tìm nguyên nhân khiến bạn bị căng thẳng và tạo tâm ký thoải mái, thư giãn. Quá trình rối loạn kinh nguyệt này có thể kéo dài một vài tháng.
Bệnh tật
Một căn bệnh bất ngờ cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị kéo dài và gây trễ “đèn đỏ”. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng ổn định lại khi sức khỏe của mẹ hồi phục. Nếu bạn nghĩ đây là ký do khiến kinh nguyệt chậm trễ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê thuốc phù hợp.
Thay đổi lịch sinh hoạt
Thay đổi lịch sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh hoạt cảu cơ thể. Nếu mẹ làm việc cả đêm hoặc thường xuyên làm việc thất thường không kể thời gian thì chắc chắn chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Hãy cố gắng lập kế hoạch làm việc theo lịch trình để tránh gặp rắc rối này.
Uống thuốc
Nếu mẹ đang sử dụng một loại thuốc trị bệnh hoặc bất cứ loại thuốc nào thì cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bỗng dưng nhận ra những rối loạn này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có phải do loại thuốc mẹ đang sử dụng không.
Thừa cân
Béo phì cũng có thể khiến hàm lượng hormone trong cơ thể thay đổi và ngăn chặn khả năng rụng trứng cũng như khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Hầu hết chị em sẽ tìm lại được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và tăng khả năng sinh sản nếu giảm cân một cách khoa học.
Quá gầy
Ngược lại với mẹ thừa cân, chị em nào quá gầy cũng có thể có chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Thậm chí có những phụ nữ quá gầy còn không thể có kinh nguyệt (vô kinh). Vì vậy hãy lên kế hoạch về một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tẩm bổ để tăng cân, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ dần ổn định.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt chuẩn của người phụ nữ là 28 ngày. Tuy nhiên không phải chu kỳ của mẹ nào cũng chuẩn và không phải tháng nào mẹ cũng đúng 28 ngày. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nếu một tháng nào đó mà chị em bị chậm 2-3 ngày “đèn đỏ”.
Tiền mãn kinh
Độ tuổi mãn kinh thường diễn ra từ 45-55 tuổi và ở độ tuổi này chu kỳ kinh nguyệt của mẹ thường xuyên bị đảo lộn, tháng có tháng không. Thậm chí có những người còn nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt bị nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt trong bao lâu là bình thường?
1. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bao nhiêu ngày là bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ trung bình là 28 ngày. Và dao động trong khoảng trên dưới 7 ngày tức là có thể kéo dài từ 21 – 35 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường nằm trong khoảng thời gian khoảng 21 – 35 ngày và chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất không chênh lệch chu kỳ kinh nguyệt dài nhất 8 ngày, có thời gian hành kinh trong khoảng từ 2-7 ngày, máu kinh không có màu sắc lạ, lượng máu kinh từ 10-80ml. Mọi chu kỳ kinh nguyệt nằm ngoài khoảng thời gian này được cho là chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Tùy theo mức độ bất thường ở chị em phụ nữ mà nên có những biện pháp điều trị khác nhau.
Tuổi bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt: Thường bắt đầu từ 12 tuổi. Tuy nhiên, có thể bắt đầu bất cứ lúc nào từ 8-16 tuổi.
Tuổi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt: Thường bắt đầu từ 45-55 tuổi.
2. Những yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
Ở mỗi chị em phụ nữ thì có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chu kì kinh nguyệt ở chị em phụ nữ đều chịu sự tác động của một số những yếu tố sau:
- Tuổi của chị em phụ nữ: Tuổi tác là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ở tuổi dậy thì người phụ nữ thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều và chưa ổn định. Tuy nhiên, khi kết thúc tuổi dậy thì và trong độ tuổi sinh sản thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ đều đặn hơn, ổn định hơn do lúc này nội tiết tố của chị em phụ nữ đã hoàn thiện. Và khi đến tuổi mãn kinh thì người phụ nữ sẽ nhận thấy được những sự thay đổi rõ rệt về lượng kinh nguyệt, màu máu và thời gian của kinh nguyệt.
- Yếu tố di truyền: Một số chị em phụ nữ được thừa hưởng một chu kỳ kinh nguyệt gần giống như người mẹ cả về lượng máu, thời gian hành kinh cũng như vòng kinh.
- Tâm lý của người phụ nữ: Tâm lý của người phụ nữ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Theo thống kê, những chị em phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng, stress, hay bị các bệnh về thần kinh thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều và hay xuất hiện những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh một cách đột ngột.
- Yếu tố nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng này có thể là do chị em phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao, do chị em bị rối loạn trong ăn uống, tập thể dục thể thao quá sức, hay chị em bị bệnh béo phì.
3. Làm gì để chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều đặn hơn.
Để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chị em nên thường xuyên tập luyện những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, luôn giữ cơ thể đủ nước và tránh tình trạng bị béo phì. Nên có chế độ ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc. Điều quan trọng nữa là chị em nên giữ cho mình tâm lý thoải mái.
Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM