Chăm sóc sức khỏe sinh sản luôn được coi là vấn đề đặt lên hàng đầu trong ngành Hộ sinh, muốn nâng cao chất lượng dân số phải nâng cao tay nghề nữ hộ sinh
- Nữ hộ sinh hướng dẫn các mẹ cách phòng bệnh viêm phổi cho bé
- Bộ Y tế đề xuất cấm phá thai trên 12 tuổi
- Đào tạo văn bằng 2 Trung cấp hộ sinh ngoài giờ hành chính
CSSKSS được nhiều dự án đầu tư
Trong một khảo sát về phát triển dịch vụ CSSKSS tại 14 quận, huyện phía Tây Hà Nội gồm: Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất…do Trung tâm SKSS Hà Đông (Hà Nội) tiến hành trong 6 năm 2008-2014 cho thấy, nhận thức của người dân về CSSKSS tăng rõ rệt và tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc trước đẻ so với tổng số đẻ tăng từ 78% (năm 2008) lên 94% (năm 2014).
Nữ Hộ sinh Tư vấn sức khỏe sinh sản.
Trong giai đoạn qua, Hà Nội đã nỗ lực nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS cho người dân tại 14 xã miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức, hệ thống CSSKSS đã kết hợp với ngành DS-KHHGĐ hàng năm tổ chức chiến dịch lồng ghép về KHHGĐ, theo đó rất nhiều dịch vụ KHHGĐ đã được thực hiện mà người dân không phải trả chi phí.
Ở một số địa phương đã triển khai y tế thôn bản nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc thai nghén, giáo dục sức khỏe, vận động sinh đẻ tại cơ sở y tế, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời các trường hợp nguy cơ cao nhằm giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Tuy vậy, công tác CSSKSS vùng ngoại thành Hà Nội vẫn còn những bất cập như tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ phụ nữ sinh con tại các trạm y tế xã giảm từ 60% năm 2008 xuống còn 30% năm 2014.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trong ngành Hộ sinh
Điều cần thiết hiện nay là phát triển dịch vụ CSSKSS bao hàm các công việc như: kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ SKSS; phát triển cả về số lượng và quy mô dịch vụ CSSKSS, nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện hệ thống hậu cần phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS, mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Tăng cường năng lực mạng lưới cung cấp dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tế vùng, địa phương và nhu cầu thực tế của các nhóm đối tượng, ưu tiên vùng khó khăn; kiện toàn và phát triển mạng lưới chăm sóc sơ sinh.
- Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ SKSS dựa vào cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản.
- Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số và SKSS thiết yếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở.
- Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật các dịch vụ SKSS tại tất cả các tuyến, các cơ sở cung cấp dịch vụ, kể cả y tế tư nhân. Bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ SKSS theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật.
- Chú trọng kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường quảng bá cho dịch vụ y tế sẵn có tại cơ sở y tế thông qua truyền thông, để người dân biết đến dịch vụ tại địa bàn của mình, nhằm tăng sử dụng, tránh lên tuyến trên đỡ tốn kém.
- Đồng thời chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế cũng cần phải được nâng cao tương ứng để khách hàng có thể nhận được dịch vụ với chất lượng mong muốn, giá cả phù hợp.
Nguồn: Báo sức khỏe đời sống