Tư duy tiến bộ sẽ giúp trẻ trưởng thành và thành công trong cuộc sống sớm hơn. Nhiều hành động cha mẹ tưởng chừng không nguy hại nhưng đang cầm chừng trí tưởng tượng, tư duy của bé. Nữ hộ sinh mách mẹ 6 lời khuyên giúp bé tự phát triển.
- 5 Dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh từ khi chào đời
- 8 Mẹo nhỏ trị nghẹt mũi cho bé hiệu quả không cần đến thuốc
- Nữ hộ sinh hướng dẫn cách chăm sóc khi bé mới ốm dậy
1.Không đơn giản chỉ cần nói “cố lên”
Nỗ lực là những gì bạn muốn khen ngợi nhưng cứ lặp lại điều này mà không hướng trẻ đến một quan điểm đúng thì thật lãng phí. Cha mẹ cần nhấn mạnh vào việc học tập, khả năng cải thiện, đề ra chiến lược cụ thể và mục tiêu.
Chỉ cổ vũ không giúp trẻ đề ra chiến lược, cũng như không giúp não bộ vận động liên kết các thông tin. Mục tiêu cần được đề ra theo khả năng của trẻ, và từng bước đưa ra những thử thách khó hơn trong quá trình phát triển. Đứa trẻ sẽ nhận thức được và tiến bộ từng ngày.
2.Chia sẻ với trẻ kinh nghiệm của bản thân
Chia sẻ với trẻ những thử thách cha mẹ đã trải qua, những lỗi lầm, cách giải quyết, nỗ lực thế nào và cần được thảo luận tích cực. Cách mà bạn chia sẻ, nội dung câu chuyện sẽ gửi thông điệp đến tư duy của trẻ.
3.Thể hiện thái độ tích cực với thất bại của trẻ
Thật sai lầm khi chúng ta có xu hướng che đậy, hay bỏ qua thất bại của trẻ. Vì đây chính là thời điểm quan trọng cho trẻ trưởng thành trong tư duy.
Luôn cho trẻ thấy không phải ai cũng hoàn hảo, và học được từ thất bại để cải thiện khả năng là điều giá trị cho trẻ. Nghiên cứu của Carol cho thấy, việc cha mẹ thể hiện thái độ với lỗi lầm, thất bại của trẻ rất quan trọng. Nhiều cha mẹ tin rằng nếu trẻ trải qua cảm giác thất bại, chúng sẽ bị tổn thương và mất niềm tin. Thái độ tích cực từ cha mẹ sẽ giúp trẻ tận dụng cơ hội quý giá, và trẻ sẽ cảm thấy không lo lắng hay lạc lõng khi thất bại.
4.Không nên khen ngợi khả năng hay sự thông minh của trẻ
Khi bạn tán dương khả năng của một đứa trẻ, bạn đã vô tình tạo ra một tư duy khuôn mẫu cho trẻ. Đứa trẻ sẽ dựa vào đó mà không muốn bị mất đi sự khen ngợi. Vì vậy, trẻ sẽ chấp nhận làm những việc ít rủi ro. Giáo sư Carol đã nghiên cứu trên năng lực của trẻ em và chỉ ra rằng việc khen ngợi sự thông minh thay vì đề cao sự nỗ lực sẽ khiến trẻ em thiếu kiên nhẫn vào công việc mà chúng đang làm, và làm việc kém hiệu quả. Hậu quả, chúng thường quan tâm đến mục tiêu đề ra hơn là việc học được những kỹ năng mới từ mục tiêu đó. Khi thất bại, chúng sẽ kém tập trung hơn, và không cảm thấy thoải mái với kết quả của mình.
5.Phát triển tư duy của trẻ trong mọi lĩnh vực
Trẻ em có thể phát triển tư duy khi chơi thể thao. Trẻ có thể học hỏi nhanh khi cố gắng tham gia nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực thể thao, các vận động viên rất kiên trì và chấp nhận rủi ro nhưng chỉ trong lĩnh vực mà họ đang theo đuổi, nhưng có thể sẽ khác trong công việc học tập. Nếu muốn trẻ phát triển tư duy, cần cho trẻ tiếp cận nhiều lĩnh vực và công việc khác nhau và thường xuyên thực hành.
6.Không nên xem thường kết quả công việc của trẻ
Rất nhiều người nghĩ rằng ca ngợi nỗ lực và bỏ qua các kết quả những gì các bé đạt được. Điều này hoàn toàn sai lầm. Bạn có thể chúc mừng thành công của một đứa trẻ, nhưng bản chất chính là sự kiên trì của trẻ, không phải vì khả năng bẩm sinh.
Carol đưa ra lời khuyên ngoài sự nỗ lực, cần phải chú ý đến cách mà trẻ làm công việc đó như thế nào, chiến lược và làm sao để hoàn thành công việc. Những gì trẻ học được từ kết quả công việc ngay cả khi chúng không thành công mới quan trọng.
Theo thanhnien.vn