1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:


Nữ hộ sinh hướng dẫn cách phòng tránh hăm loét vùng bẹn của bé

0

Vùng dạ bẹ của bé 3 tuần tuổi có triệu chứng bị mần đỏ có chỗ trợt loét và đỏ, bôi phấn rôm nhưng vẫn không khỏi. Nữ hộ sinh hướng dẫn điều trị và phòng ngừa hăm loét vùng bẹn như thế nào?

nu-ho-sinh-huong-dan-cach-dieu-tri-ham-loet-vung-ben-cua-be

Triệu chứng hăm loét vùng bẹn của bé

Da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, lớp sừng trên bề mặt da phát triển không tốt, nhất là trẻ sinh non. Nếu không kịp thời thay tã sau khi đại tiểu tiện, thì do sự kích ứng của nước tiểu, phân và tã lót ướt ngâm vào, da vùng mông, bộ phận sinh dục ngoài cũng như phía trong đùi dễ bị  mẩn đỏ và hăm loét (chảy nước và loét ra hoặc bong da) gây cho trẻ ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém.

Những trẻ đã xuất hiện hăm hoặc da có mủ, cần kịp thời điều trị. Cụ thể, sau mỗi lần đại tiểu tiện cần rửa sạch vùng mông nhẹ nhàng lau khô, sau đó bôi thuốc chống hăm loét dành cho trẻ em.

Hộ sinh hướng dẫn cách điều trị như thế nào?

Chú ý không được bôi phấn rôm vào vùng hăm loét, vì sẽ làm vùng bị viêm hút nước nhiều hơn, bệnh tình càng nặng thêm. Nếu mùa hè thì để vùng tổn thương thoáng mát và giữ khô ráo, vào mùa đông có thể dùng đèn ánh sáng trắng để sưởi giúp khô và nhanh khỏi.

Có thể dùng bóng đèn 25W chiếu khoảng 10-15 phút mỗi ngày 1-2 lần. Khi sưởi cần chú ý giữ an toàn tránh làm bỏng trẻ. Để phòng hăm tã, sau mỗi lần trẻ đại, tiểu tiện nên dùng nước ấm rửa sạch vùng da bộ phận sinh dục, xung quanh hậu môn và phía sau 2 đùi, dùng khăn mềm lau khô nước, bôi phấn rôm sau đó thay tã lót sạch sẽ khô ráo.

Nguồn Báo sức khỏe đời sống