1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Nhận biết và phòng tránh bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

0

Trẻ sơ sinh cảm lạnh là hiện tượng khá phổ biến, nhất là đối với thời tiết giao mùa. Bệnh thường kéo dài khá dai dẳng với các triệu chứng như ho, sổ mũi, viêm họng. Mặc dù trẻ sơ sinh bị cảm lạnh không có gì đáng lo ngại nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và kịp thời có thể sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus cảm lạnh

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, cảm lạnh là bệnh lý gây ra bởi hơn 200 loại virus khác nhau và thường gặp hơn cả là virus có tên Rhinovirus. Giai đoạn sơ sinh các cơ quan và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Vì thế, các yếu tố gây hại rất dễ xâm nhập khiến trẻ nhiễm bệnh.

Đa phần, khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể tự khỏi. Thế nhưng, đối với những trẻ có hệ miễn dịch quá kém và không thể chống lại virus mầm bệnh, sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời.

Virus cảm lạnh có thể xâm nhập dễ dàng vào cơ thể trẻ thông qua mắt, mũi và miệng. Bên cạnh đó, chúng còn tồn tại được trong không khí và trên bề mặt của những đồ vật xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm hoặc chạm vào bề mặt của những đồ vật có chứa virus mầm bệnh.

Triệu chứng của trẻ sơ sinh khi bị cảm lạnh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh dễ nhận biết nhất là chảy nước mũi. Đặc điểm ban đầu là chất dịch này trong và khá lỏng, rồi đặc dần lại và chuyển sang màu vàng xanh sau vài ngày. Đi kèm với một số biểu hiện như:

  • Sốt.
  • Hắt xì.
  • Ban đêm có thể ho húng hắng.
  • Chảy dịch mũi, ngạt mũi.

Những biến chứng khó lường của bệnh cảm lạnh đối với trẻ sơ sinh

Theo trang tin tức Sức khỏe mẹ và bé, bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu hệ miễn dịch của bé quá yếu và không được chữa trị kịp thời. Cụ thể là:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là một biến chứng của cảm lạnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh khi không được điều trị kịp thời và thậm chí có thể dẫn đến viêm tai.
  • Viêm họng: Cảm lạnh còn khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm họng với các triệu chứng như sốt cao, ho và đau rát họng.
  • Lên cơn hen suyễn: Khi bị cảm lạnh, trẻ rất dễ bị khò khè và tức ngực. Đặc biệt, đối với những trẻ bị hen suyễn bẩm sinh, cảm lạnh rất dễ làm khởi phát những cơn hen.
  • Viêm phổi: Khi trẻ sơ sinh xuất hiện các tình trạng nặng như sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi,… rất dễ dẫn đến viêm phổi nếu không được chữa trị kịp thời. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất đối với trẻ khi bị cảm lạnh.

Cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn hen suyễn ở trẻCảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn hen suyễn ở trẻ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu cảm lạnh?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ: Khi bố mẹ phát hiện ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, cần phải có những biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp, nhằm tránh các biến chứng nguy hại ảnh hưởng đến trẻ. Chúng ta có thể làm giảm nhẹ đi các triệu chứng của bệnh cảm lạnh cho bé bằng cách:

  • Giảm sốt cho bé bằng cách mặc quần áo thoáng mát, chườm khăn ấm. Trường hợp không giảm sốt thì đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xử lý, tránh tình trạng co giật.
  • Nên kê đầu bé cao lên để giúp bé có thể thở dễ dàng hơn.
  • Cho bé bú sữa nhiều và chia thành nhiều bữa để cung cấp đầy đủ năng lượng, giúp bé mau hồi phục. Ngoài ra, bú nhiều còn hạn chế tình trạng mất nước.
  • Lấy bớt chất nhầy và vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ hút mũi.
  • Duy trì độ ẩm của không khí bằng cách đặt khăn ẩm trong phòng hoặc sử dụng máy làm ẩm.

Cách phòng tránh bệnh cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Để cho trẻ sơ sinh không bị cảm lạnh, bố mẹ có thể lưu ý các cách phòng tránh sau:

  • Cho bé bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu tiên để tăng hệ miễn dịch.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với quá nhiều người.
  • Không cho trẻ đến gần với những người đang bị cảm lạnh.
  • Vệ sinh tay và những đồ chơi cho bé thường xuyên.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ bằng nhỏ nước muối sinh lý ấm.

Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ của bé đã có thể biết được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cũng như cách phòng tránh và xử lý với những triệu chứng bé gặp phải.