1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh

0

Làm mẹ là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên khi trẻ mới chào đời, trẻ sơ sinh có thể trạng và sức đề kháng rất yếu vì vậy mẹ cần chú ý chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có nhiều nguy cơ.

Đó là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau đẻ tới khi rốn rụng để lại sẹo khô. Muốn cho cuống rốn không bị nhiễm trùng sau khi cắt, cần giữ sạch và khô. Cuống rốn càng khô càng mau rụng. vì vậy không nên băng quanh bụng trẻ lại và nếu muốn băng chỉ nên băng lỏng, tránh luôn đậy kín bằng tã lót của trẻ, bạn có thể gấp lại phần trên cùng của tã để không che rốn của trẻ. Ngoài ra hay tã ướt hoặc bẩn ngay lập tức giúp cho bé khô ráo và ngăn ngừa nhiễm trùng rốn.

Một điêù quan trọng trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ là mẹ nên kiên nhẫn. Dây rốn trẻ có thể làm bạn lo sợ hoặc cảm thấy bất tiện đặc biệt khi thay đồ cho trẻ. Tuy nhiên đừng vì vậy mà tùy tiện cắt bỏ đi, nên để cho dây rốn tự rụng vì nếu dây rốn bị kéo quá sớm nó có thể chảy máu.

Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ nếu thấy rốn rỉ máu, chảy máu, rốn hôi, rỉ dịch vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, rốn có u hạt to, ướt rốn, không khô hay trẻ sốt cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Giữ ấm cho trẻ

Theo trang Trung cấp Hộ sinh Hà Nội thì trẻ sơ sinh cần được bảo vệ khỏi bị lạnh nhưng bạn cũng nên lưu ý đừng để nóng quá. Cho trẻ mặc ấm vừa đủ như ta mặc cho ta. Muốn cho trẻ mới sinh đủ ấm nên để mẹ ẵm con vào lòng theo phương pháp da kề da.

Vệ sinh cho trẻ

Vệ sinh cho trẻ là việc làm rất quan trọng. bạn cần chú ý những đặc điểm sau:

  • Mỗi khi tã lót hay chăn chiều của trẻ bị ướt hay bẩn, phải thay ngay. Nếu da trẻ bị đỏ, phải thay tã lót luôn hoặc tốt hơn là cứ để truồng.
  • Sau khi rốn trẻ rụng, tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng.
  • Nếu nhà có muỗi hay ruồi, buông màn cho trẻ nằm, có thể che bằng vải mỏng.
  • Những người bị lở loét, cảm cúm, viêm họng, lao hay bị nhiễm trùng khác không được bế hay lại gần trẻ.
  • Không để trẻ ở nơi có khói và bụi.

Vệ sinh cho trẻ là việc làm rất quan trọng

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa mẹ chứa đủ chất cần thiết của trẻ hơn bất kỳ sữa nào khác. Sữa mẹ sạch và bao giờ nhiệt độ của sữa mẹ cũng vừa phải, sữa mẹ có sẵn kháng thể giúp trẻ chống lại một số bệnh như sởi, bại liệt…

Vì vậy sau khi sinh, nên cho trẻ bú ngay, bú càng sớm càng tốt để kích thích mẹ tiết sữa, bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm, bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn, đồ uống nào khác, bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.

Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa cho trẻ ăn bằng thìa.

Cách cho trẻ bú

Theo chuyên gia Nguyễn Thị Nhung giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.

  • Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
  • Mặt trẻ áp sát vào bụng mẹ.
  • Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
  • Đỡ toàn bộ cơ thể trẻ.

Cách nhận biết trẻ ngậm bắt vú đúng:

  • Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới
  • Miệng trẻ mở rộng
  • Môi dưới hướng ra ngoài
  • Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.