1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:


Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho bà bầu bị huyết áp thấp ?

0

Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh phổ biến khi mang thai. Những mẹ bầu bị bệnh này thường có chỉ số huyết áp bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho bà bầu bị huyết áp thấp ?

Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho bà bầu bị huyết áp thấp ?

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược chia sẻ như sau: Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của mẹ bầu và dù thấp quá hay cao quá đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy mà mẹ bầu nên tìm hiểu các dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu như mắc phải nhé.

Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh phổ biến khi mang thai. Những mẹ bầu bị bệnh này thường có chỉ số huyết áp bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg. Nó có thể khiến mẹ bầu đột nhiên ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt do máu và oxy truyền lên não không đủ. Về lâu dài điều này sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ lượng oxy và dinh dưỡng để phát triển.

Dấu hiệu khi bà bầu bị huyết áp thấp: Mẹ bầu sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau của cơ thể: Thở dốc, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu, buồn nôn, đổ mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh, da nhăn, nhăn, tóc rụng, mệt mỏi, mau quên, mắt nhìn mờ, khó thở,…

Lưu ý về chế độ sinh hoạt hàng ngày cho bà bầu huyết áp thấp

  • Tuyệt đối không đứng dậy đột ngột. Việc đứng dậy đột ngột sẽ làm cho huyết áp giảm xuống bất ngờ, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai sẽ giúp các cơ được co giãn, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.
  • Nên hạn chế leo cao, ở quá lâu ngoài nắng hay đứng liên tục trong thời gian dài. Mẹ cũng nên tránh đến chỗ đông người để tránh trường hợp không đủ dưỡng khí.
  • Ngủ trưa sau khi ăn sẽ giúp mẹ đảm bảo đủ lượng máu lên não. Bởi tình trạng mất ngủ khi mang thai cũng khiến cho huyết áp của mẹ bầu giảm xuống thấp hơn bình thường, vì thế, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, đảm bảo đủ 8 tiếng mỗi ngày. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp là một “thủ tục” không thể thiếu khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ. Nhờ vào kết quả kiểm tra này mà bác sĩ sẽ có một cái nhìn tổng quát về tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Duy trì chế độ luyện tập, vận động cơ thể thường xuyên, với những hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hơn.
  • Tuyệt đối không nên xông hơi hay ngâm mình trong nước nóng quá lâu bởi việc này sẽ gây nên tình trạng mất nước khiến huyết áp mẹ bầu bị xuống thấp một cách đột ngột.
  • Đồng thời, cần tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để lượng huyết áp luôn ổn định…

Sự hỗ trợ từ gia đình cho mẹ bầu luôn được quan tâm

Sự hỗ trợ từ gia đình cho mẹ bầu luôn được quan tâm

Gia đình nên làm gì khi bà bầu bị tụt huyết áp?

– Với mẹ bầu bị tụt huyết áp, việc bổ sung vitamin C và vitamin B các loại là việc rất cần thiết. Trong các bữa ăn hàng ngày nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa protein, vitamin C, các loại vitamin nhóm B và chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, rau dền, quả lựu, táo…

– Ngược lại với những mẹ bị cao huyết áp, mẹ bầu bị tụt huyết áp nên bổ sung một lượng muối nhất định vào thực đơn hàng ngày, theo khuyến cáo mẹ nên ăn khoảng 10g  muối mỗi ngày.

– Mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 6 – 7 bữa nhỏ.

– Mẹ tuyệt đối không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng bởi đây là nguồn năng lượng cần thiết để mở đầu cho một ngày mới. Không nên để dạ dày trong tình trạng “vườn không nhà trống” quá lâu, chú ý cứ 4 tiếng/ lần mẹ nên bổ sung thêm năng lượng cho cơ.

Nguồn: Trung cấp Hộ sinh